Phóng to |
Loài ếch này được mệnh danh là “Phi tiêu xanh tẩm độc”, chỉ dài 2,5cm, có màu xanh dương, nọc độc của nó có thể giết chết 10 người, thường sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Costa Rica và Brazil. Đây là loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi vì môi trường sống của chúng bị tàn phá nặng nề.
Simon Metcalfe, trưởng nhóm dự án, cho biết: “Mặc dù những quả trứng của loài này được thí nghiệm trong thời gian dài, nhưng chúng tôi vẫn thất bại trong quá trình biến trứng thành nòng nọc. Chúng luôn bị ôi và không thành hình. Sau khi nghiên cứu điều kiện môi trường cần thiết và những đặc tính của sự sinh sản, một vài sự điều chỉnh được tiến hành và chúng tôi chờ đợi những quả trứng đầu tiên ấp ra đời”.
Phóng to |
Mặc dù rất nhỏ nhưng một lượng nhỏ nọc độc của nó có thể giết chết 10 người - Ảnh: Daily Mail |
Các nhà khoa học đặt trứng được thụ tinh bên trong một cái ao, ngoài ra các chuyên gia còn tái tạo môi trường sống tự nhiên của loài ếch - thiết lập nhiệt độ ao nước khoảng 27 độ C, bằng cách chiếu tia cực tím.
Hiện tại, hầu hết các nghiên cứu và nỗ lực đã được đền đáp, ếch con được ấp trong phòng thí nghiệm đã di chuyển ra khỏi nước và lên bờ, sự biến hóa của nó cũng đã hoàn chỉnh.
Thành công này là tiền đề giúp các nhà khoa học nghiên cứu quá trình thụ tinh nhân tạo trứng của các loài động vật hiếm, khi môi trường sống của chúng bị phá hủy nghiêm trọng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận