Cụ thể như: thả neo làm gãy đổ, hư hại rạn san hô; vứt rác thải sinh hoạt xuống biển gây ô nhiễm môi trường; giẫm đạp làm tổn thương rạn san hô khi lặn quan sát các sinh vật trong khu vực...
Trước thực tế trên, năm 2013 - 2014, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã chọn Nha Trang là địa điểm triển khai dự án Green Fins, vốn tài trợ 26.000 USD.
Dự án thực hiện trong 2 năm 2013 - 2014 với mục tiêu hỗ trợ sử dụng bền vững rạn san hô, hệ sinh thái vùng bờ nơi tập trung công nghiệp lặn theo hướng dẫn bộ quy tắc ứng xử Green Fins; nâng cao hiểu biết về công nghiệp lặn, từ đó đề xuất chính sách môi trường tại Việt Nam; xây dựng các nhóm Green Fins quốc gia.
Thời gian qua, Viện Hải dương học Nha Trang - cơ quan chủ trì dự án Green Fins đã khảo sát hiện trạng, đặc điểm ngành công nghiệp lặn du lịch tại Nha Trang và đề xuất quy chế quản lý; tham vấn cùng các cơ quan, ban ngành liên quan; tập huấn, đánh giá các câu lạc bộ lặn biển thực hiện bộ quy tắc ứng xử Green Fins với 15 nội dung; xây dựng trang web Green Fins Việt Nam tại địa chỉ www.greenfins.net; cung cấp tài liệu tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá phương pháp Green Fins, khuyến khích du lịch thực hành lặn bền vững...
Hiện đã có 13/15 câu lạc bộ lặn tại Nha Trang tham gia.
Đại diện ban quản lý vịnh Nha Trang cho biết, lâu nay việc bảo vệ, bảo tồn các rạn san hô, đặc biệt là tại khu vực vùng lõi Hòn Mun tuy được cảnh báo nhưng vẫn xảy ra tình trạng bẻ gãy, giẫm đạp rạn san hô, vứt rác xuống biển.
Vì thế, thời gian tới, sau khi dự án Green Fins kết thúc, vịnh Nha Trang sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận