Có gần 20 doanh nghiệp đã và đang tham gia vào xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy điện trên với tổng số vốn đầu tư lên đến trên 4.300 tỉ đồng - để bán điện cho EVN (Tổng công ty điện lực VN), tại 22 điểm trên hệ thống suối lớn ở khắp địa bàn Nam Tây Nguyên, từ cao nguyên Langbian (1.500m) đến vùng trũng Cát Tiên (300m so với mặt biển).
Sở Công nghiệp Lâm Đồng cho biết với hệ thống thủy điện dồi dào như trên, mỗi ngày tỉnh có thể thu vào được 100 triệu đồng tiền thuế tài nguyên nước mà các nhà máy sử dụng để phát điện, khi tất cả đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, UBND tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh còn đến 38 điểm trên hệ thống suối nằm ở vùng sâu vùng xa có thể đặt nhà máy thủy điện, với tổng công suất không dưới 130Mw, và với tiến độ như hiện tại, khả năng trong vòng hai năm tới nhà đầu tư sẽ có mặt, bởi đầu tư thủy điện hiện được xem là lĩnh vực “ăn chắc” nhất hiện nay (chỉ chừng 1 triệu USD/Mw, và điện luôn được đón mua, bởi VN đang báo động thiếu điện).
Được biết, hiện trên địa bàn Lâm Đồng có 7 nhà máy thủy điện lớn đã và sắp hoạt động: Đa Nhim (160Mw), Đại Ninh (300Mw), Hàm Thuận - Đạ Mi (472Mw), Đồng Nai 3 và 4 ( 588Mw). Và cũng chính tỉnh này là nơi ra đời nhà máy thủy đầu tiên ở VN: thủy điện Ankroet(1945), và Đa Nhim (1961).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận