Triển lãm gồm với bốn chuyên đề, 352 hiện vật và hình ảnh nói về đờn ca tài tử, sự hình thành và phát triển của cải lương tại Tiền Giang, một số hình ảnh các vở cải lương do nghệ sĩ nổi tiếng quê ở Tiền Giang biểu diễn như: NSND Phùng Há, NSND Bảy Nam.
Hiện vật liên quan đến cải lương có áo dài của NSND Phùng Há mặc khi diễn vở Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu năm 1960; áo bà ba NSND Bảy Nam mặc khi diễn vở Lá sầu riêng, Đời cô Lựu.
Chiều 18-1 diễn ra hội thảo về lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương. Buổi tối cùng ngày là chương trình nghệ thuật Tiền Giang - cái nôi của nghệ thuật cải lương quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Bạch Tuyết, NSND Thanh Hải, NSND Lệ Thủy, NSƯT Út Bạch Lan, ...
Theo ông Nguyễn Ngọc Minh - giám đốc Sở VH-TT&DL Tiền Giang, vào khoảng năm 1917, ông Châu Văn Tú (Pierre Tú, thầy Năm Tú) ở xã Vĩnh Kim, Mỹ Tho đã thành lập gánh hát đầu tiên tại VN mang tên “Gánh hát Thầy Năm Tú - Mỹ Tho”, sau đó năm 1918 xây dựng rạp Thầy Năm Tú. Ngày 15-3-1918 rạp Thầy Năm Tú ra mắt vở cải lương đầu tiên là Kim Vân Kiều do thầy tuồng Trương Duy Toản dựng.
Nghệ thuật sân khấu cải lương đã hình thành và phát triển từ đó với sự đóng góp của rất nhiều soạn giả, nghệ sĩ tài danh quê ở Tiền Giang như: NSND Bảy Nam, NSND Trần Hữu Trang, NSND Nguyễn Thành Châu, NSND Phùng Há, NSND Kim Cúc, NSND Nguyễn Ngọc Thạch, NSND Kim Cương, NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận