18/12/2012 00:01 GMT+7

Kỹ năng để trẻ đối phó khi có trộm vào nhà

Nguồn: Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Đại học Sư phạm TP.HCM
Nguồn: Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Đại học Sư phạm TP.HCM

Tin dịch vụ - Những tháng cuối năm, tình hình an ninh trật tự ở TP. HCM cũng như nhiều tỉnh thành khác diễn biến hết sức phức tạp, thường tăng nhanh về số vụ cũng như mức độ, và hình thức phạm tội cũng hết sức tinh vi.

Cuối năm, các gia đình thường bận bịu nhiều việc, bố mẹ đôi khi phải để con nhỏ ở nhà một mình, lợi dụng dịp này, kẻ xấu giả danh người quen hay nhân viên của một đơn vị nào đó đến gây quỹ hỗ trợ từ thiện, giả làm nhân viên bán hàng, nhân viên dịch vụ lắp đặt và sửa chữa truyền hình cáp, điện thoại, ghi điện, nước, hay người quen cũ đến thăm hỏi… Trong khi trẻ em lại là đối tượng rất ít khả năng phòng vệ và không có khả năng cảnh giác tốt như người lớn. Vì vậy, cần trang bị cho trẻ thêm kỹ năng để đối phó, tự bảo vệ mình khi có trộm vào nhà.

Về vấn đề trang bị kỹ năng để giúp trẻ em từ khoảng 9 -15 tuổi phòng vệ và thoát thân khi cướp tấn công tại nhà, Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, cho biết trước tiên là phải “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nghĩa là, khi thấy người lạ đòi vào nhà với nhiều lý do, trẻ không nên mở cửa cho người lạ mà hãy trò chuyện qua khe cửa và gọi điện thoại báo cho bố mẹ biết, trước khi quyết định mở cửa hay không. Lúc đó, bố mẹ sẽ có những lời khuyên đúng đắn dành cho trẻ. Còn trong trường hợp trẻ đã mở cửa và kẻ xấu đã vào nhà uy hiếp, lúc đó trẻ có thể xử trí theo một trong các cách sau: Cách thứ nhất, trẻ nên tận dụng ưu thế “sân nhà” bởi hắn không rõ địa thế trong nhà bằng trẻ. Ngay lúc đó, trẻ nên tỏ vẻ hợp tác ngay, nói với kẻ xấu “Đồ trong nhà chú lấy gì cứ lấy đi nhưng đừng có đánh đòn con nha. Chú lấy nhanh nhanh rồi đi đi kẻo mẹ con về”, rồi ngồi im thin thít ngoan ngoãn. Khi hắn vừa hướng mắt tìm tài sản, hãy chọn căn phòng gần nhất rồi… chui tọt vào phòng và khóa trái cửa lại, vừa gào to tri hô mãnh liệt để báo động hàng xóm, vừa làm cho hắn sợ hãi vì bất ngờ.

Cách thứ hai, trẻ có thể lợi dụng động cơ lấy tài sản để đưa hắn vào tròng. “Đồ trong nhà chú lấy gì cũng được hết nhưng đừng có đánh đòn con nha. Tiền bạc ba mẹ con để trong phòng ngủ đó. Chú lấy ít thôi đừng có lấy hết nha” rồi im thin thít. Thường trộm vào nhà người khác luôn có tâm lý muốn lấy đồ cho nhanh. Khi hắn nắm cổ áo đứa trẻ vào phòng, trẻ hãy chỉ chỗ để chìa khóa tủ (trên đầu tủ hoặc dưới nệm), nơi khó lấy một chút. Khi hắn vừa rời mắt lục lọi tìm chìa khóa thì đứa bé phóng nhanh ra ngoài, đóng cửa phòng (nếu có chốt bên ngoài, hãy chốt lại và nhốt hắn bên trong) và phi nhanh ra cửa, vừa chạy vừa gào to báo động hàng xóm.

Cách thứ ba, trẻ có thể làm cho tên cướp quằn quại trước khi bỏ chạy để có nhiều thời gian hơn. Khi hắn cúi xuống hăm dọa, hãy bất ngờ lấy một tay chạm vào đùi hắn (để hắn cúi xuống nhìn, đánh lạc hướng), khi hắn vừa ngẩng đầu lên thì dùng hai ngón của tay còn lại chọt thẳng vào mắt, đá thẳng chân vào bộ hạ rồi phi nhanh ra cửa.

omXBKXa3.jpg

Nguồn: Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Đại học Sư phạm TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên