05/04/2007 05:08 GMT+7

Kỳ 2: Căn nhà đặc biệt giữa Sài Gòn 1956

NGUYỄN THỊ LOAN(Trích từ Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng VN, NXB Chính Trị Quốc Gia 20
NGUYỄN THỊ LOAN(Trích từ Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng VN, NXB Chính Trị Quốc Gia 20

TT - Mấy anh em chúng tôi cùng sống chung với nhau một thời gắn bó như anh em ruột thịt, mà còn hơn thế nữa. Nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời, bởi lẽ chúng tôi là đội cận vệ bên cạnh đồng chí Lê Duẩn.

XzMRYhYq.jpgPhóng to

Đồng chí Lê Duẩn thăm, vui tết với đồng bào Quảng Bình, Vĩnh Linh và thăm bộ đội Trường Sơn (xuân 1973) - Ảnh tư liệu

TT - Mấy anh em chúng tôi cùng sống chung với nhau một thời gắn bó như anh em ruột thịt, mà còn hơn thế nữa. Nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời, bởi lẽ chúng tôi là đội cận vệ bên cạnh đồng chí Lê Duẩn.

Kỳ 1: Đồng chí Lê Duẩn - anh Ba của một thời lửa đạn

Gia đình “bình phong”

Chúng tôi mỗi người mỗi nơi được Đảng gọi gom về để gây dựng cơ sở văn phòng Xứ ủy Nam bộ trong nội thành Sài Gòn do đồng chí Lê Toàn Thư (hồi đó là ủy viên thường vụ xứ ủy) phụ trách. Đồng chí Nguyễn Thị Một từ Ban phụ vận, đồng chí Phan Phát Phước (anh Tám) từ văn phòng xứ ủy trước đó, đồng chí Trịnh Long Nhi từ Ban tuyên huấn, tôi - Nguyễn Thị Loan, một đầu mối liên lạc từ tuyên huấn xứ ủy về thường vụ xứ ủy.

Riêng tôi được gọi đi với yêu cầu cần đem cả hai con theo: cháu Chí Công lên 7 tuổi, cháu Bình còn đi lẫm chẫm. Bên cạnh chúng tôi còn có chị Nguyễn Thị Danh - một công chức thuế quan của chính quyền Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất, anh Trịnh Long Việt - một sĩ quan không quân chính quyền Sài Gòn vừa giải ngũ về đi làm tư cho Hãng Olympic, một hãng buôn lớn. Chị Danh, anh Việt là người nhà của đồng chí Trịnh Long Nhi được giác ngộ, tình nguyện làm bình phong che giấu cơ sở cho ta. Họ biết chúng tôi là người kháng chiến cũ.

Thế là một gia đình “bình phong” được hình thành. Mỗi người một vai diễn: đồng chí Trịnh Long Nhi (còn có tên Cao Minh Lý) làm anh Hai của tôi, đóng vai một nhà giáo ngày ngày đi dạy học. Tôi là em gái với vai là vợ của một sĩ quan quân đội Sài Gòn, chồng thường vắng nhà bởi thời chinh chiến, tôi cùng hai con phải ở dựa vào anh Hai. Chị Danh, vợ anh Nhi, ngày ngày đi làm ở sân bay với tư thế sang trọng của một công chức Sài Gòn, một bình phong tốt cho cơ sở. Cậu Việt là em trai út trong nhà, chưa vợ, cứ 7 giờ sáng là đã nổ xe đến hãng làm việc, chiều rảnh rỗi đi chơi có khi đến đỏ đèn mới về nhà. Người lớn nhất trong gia đình là bà dì của chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thị Một, người đóng vai quan trọng cả trong lẫn ngoài đối với hàng xóm láng giềng...; nhà thầy Hai còn có anh bếp, do đồng chí Phan Phát Phước đóng vai này, ngày ngày xách giỏ đi chợ lo cái ăn cho cả nhà.

Như vậy gia đình chúng tôi có đàn ông, đàn bà, có người lớn, có trẻ con như mọi gia đình bình thường thuộc hàng gia đình trung lưu ở số nhà 29 Huỳnh Khương Ninh, phường Đa Kao, quận 1. Đây là một căn hộ khang trang vừa phải, thuận lợi nhất là có cửa trước, có sân nhỏ phía sau, có cửa thông ra hẻm vòng vèo về phía chợ Đa Kao. Nhân hòa, địa lợi đều tốt.

Một đêm khoảng giữa năm 1956, anh Ba Lê Duẩn về nhà 29 Huỳnh Khương Ninh. Được biết anh Ba từ nông thôn lên Sài Gòn, đã tạm trú ở một vài địa điểm khác... nhưng lúc bấy giờ, thường vụ xứ ủy nhận thấy những nơi nói trên chưa kín đáo, chưa chắc chắn lắm nên quyết định đưa anh Ba về ẩn nơi đây với chúng tôi, bên ngoài là một gia đình công tư chức hạng trung, bên trong là một chi bộ của Đảng đáng tin cậy.

Việc làm đầu tiên của chúng tôi là sửa soạn sao cho anh Ba thích hợp với dân Sài thành. Chị Một và tôi lo ngay cho anh Ba mấy bộ quần áo lụa, vừa mát vừa lịch sự cho ông già. Còn việc cạo râu hớt tóc cho anh Ba thì anh Hai Nhi lo. Không thể đưa anh Ba ra ngồi ngoài tiệm được, anh Hai Nhi rước thợ cắt tóc dạo về nhà cắt tóc trước cho anh Hai Nhi, hôm sau cắt cho cháu Công để dò chọn thợ đàng hoàng, thấy được mới để thợ cắt tóc cho anh Ba.

Ánh sáng của những dòng chữ trong đêm

Sp7Hxyyi.jpgPhóng to

Đồng chí Lê Duẩn gặp lại Chi bộ văn phòng Xứ ủy Nam bộ thời kỳ hoạt động bí mật (1956) trong nội thành Sài Gòn tại số nhà 29 Huỳnh Khương Ninh, phường Đa Kao, quận 1 năm 1976 - Ảnh tư liệu

Hằng ngày, anh Ba ở trong phòng trong. Sáng ra mươi phút thể dục ở khoảng trống có giếng trời, vệ sinh tắm rửa, ăn lót dạ xong, anh đi đi lại lại rồi ngồi vào bàn viết (cái bàn viết này hiện nay còn được lưu giữ ở Bảo tàng Cách mạng TP). Chốc chốc, anh lại đứng dậy đi đi lại lại trong căn phòng, đăm chiêu suy nghĩ... rồi lại ngồi xuống viết. Những lúc như vậy tôi hết sức chăm nom con mình không cho nó quấy rầy làm mất sự yên tĩnh, để anh Ba tập trung suy nghĩ.

Lúc ban đầu, chúng tôi có ý muốn để anh Ba dùng cơm riêng trước cho tươm tất, còn chúng tôi quấy quá sao cũng được. Nhưng anh Ba không muốn như vậy. Cùng nhau ăn một lúc cho vui..., vậy thì đại táo hay tiểu táo đều cùng trên bàn tròn ở phòng giữa. Vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ, ấm cúng. Ở Nam bộ không hề biết chế độ đại táo hay tiểu táo, nghe đâu chuyện đó có từ bên Trung Quốc. Tôi mượn cách gọi đó để nói “lãnh tụ cùng anh chị em cần vụ của mình cùng ăn chung một mâm”.

Anh Ba viết, viết được phần nào thì đưa cho anh Tám Thảo chép lại rồi đưa xuống hầm cất giấu; đêm lại lấy lên chép tiếp. Anh Tám chép là chính. Phải chép đi chép lại nhiều lần, vì có nhiều đoạn anh Ba sửa đi sửa lại. Về cuối, tôi và anh Hai Nhi cùng tham gia chép. Liên tiếp nhiều đêm, chúng tôi chép vào những cuốn tiểu thuyết công khai để ngụy trang.

Tôi nhớ anh Tám ngâm những trái “ngũ bội”, lấy nước đó để viết vào ban đêm dưới ánh đèn chụp những hàng chữ li ti, xen giữa những dòng chữ in của trang tiểu thuyết. Viết chữ nào thì chữ đó lặn mất trong rừng chữ của trang tiểu thuyết. Có bản viết trên giấy mỏng, có bản viết trên giấy dầu. Viết xong, đưa sách đi theo đường dây bí mật, sách đi đến các liên tỉnh ủy, các xứ ủy viên, chuyên chở nghi trang Dự thảo đề cương cách mạng miền Nam. Kiểu này có trời mới biết! Chép trong đêm bí mật, dòng chữ lặn mất trong rừng chữ, nhưng tôi lại thấy ánh sáng xuyên qua những điều được nghe anh Ba giải đáp trong quá trình tôi tham gia chép lại Dự thảo đề cương.

Có lần anh Ba đi ra phố. Từ khi mới về ngôi nhà 29 Huỳnh Khương Ninh, anh đã quan sát đủ thứ, từ chỗ ăn, chỗ nghỉ của mỗi người, nơi cất giấu tài liệu, lối vào ra như thế nào. Có hôm, anh hỏi tình hình ngoài đường phố ra sao, rồi một đêm tối anh yêu cầu cho anh ra phố. Đồng chí Trịnh Long Nhi đi trước, đồng chí Phan Phát Phước theo sau, từ 29 Huỳnh Khương Ninh đi mãi đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) vòng qua đất thánh Tây về nhà. Có đêm, khó ngủ, anh nghe tiếng quét rác ngoài đường, tiếng lịch kịch của xe thùng (xe vệ sinh đi lấy phân ban đêm). Sáng ra, anh nói với anh chị em về đời sống của đồng bào cơ cực, trong đêm tối như vậy đó... Có đêm, có tiếng kêu la kinh hoàng “cháy nhà”, tiếng còi tàu xe lửa chở người đi trong đêm tối... Hôm sau, được điện mật báo về rằng đó là âm mưu đốt nhà của chính quyền Sài Gòn nhằm phá cơ sở cách mạng ở các khu lao động nghèo: Vườn Chuối, Bàn Cờ, ngã ba Vườn Lài... Những chi tiết như vậy đều được anh khái quát trong phân tích tình hình.

Sau ngày giải phóng, chúng tôi có về thăm ngôi nhà cũ 29 Huỳnh Khương Ninh, chúng tôi nhắc lại bao kỷ niệm sâu sắc đã trôi qua. Ai trong chúng tôi cũng cảm thấy thật xúc động vì đã gắn bó với nhau từ ngôi nhà chung này. Chúng tôi như còn thấy mình trong đó, như còn thấy gia đình anh em năm ấy - “đội cận vệ bên cạnh đồng chí Lê Duẩn” một thời không thể nào quên.

Anh Ba cho đón chúng tôi đến cơ quan T.78. Bây giờ quây quần bên anh Ba được nghe anh nói về những thắng lợi, những triển vọng tương lai của đất nước. Thật là vui và phấn khởi. Cùng chụp ảnh chung với anh Ba có cả các cháu bé ngày trước: Công, Bình, Thu, Hòa Bình. Con chị Một và con tôi nay đều đã trưởng thành. Chỉ thiếu đồng chí Lê Toàn Thư còn ở Hà Nội chưa vào. Chúng tôi thật vui mừng, phấn khởi với niềm tự hào lắng đọng bên cạnh người lãnh tụ thật gần gũi của mình.

---------------------------

Kỳ tới: Ngọn đèn 200 nến

NGUYỄN THỊ LOAN(Trích từ Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng VN, NXB Chính Trị Quốc Gia 20
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên