30/01/2015 00:10 GMT+7

​Kinh tế thế giới diễn biến khó lường

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Các tổ chức quốc tế như IMF, WB… dự báo kinh tế thế giới năm 2015 tiếp tục tăng trưởng không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng ở mức 3,5%-3,7% trong năm 2015-2016 do chưa khắc phục được tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính.

Sự phục hồi toàn cầu đang đối mặt với nhiều rủi ro lớn, bao gồm biến động tài chính và căng thẳng địa chính trị, tình trạng trì trệ kéo dài ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) và Nhật Bản, thương mại toàn cầu tiếp tục tăng trưởng chậm.

Cụ thể, tháng 10-2014, IMF dự báo kinh tế thế giới giai đoạn 2015-2016 tăng trưởng 3,8%-4%, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cũng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 2015 và 2016 do triển vọng kinh tế đầy thất vọng tại Eurozone, Nhật Bản và một số nền kinh tế mới nổi đã làm lu mờ lợi ích từ giá dầu thấp.

Kinh tế Mỹ dự báo tiếp tục là điểm sáng trong nhóm nước phát triển (khoảng 3,6% năm 2015) nhờ giá dầu giảm, chính sách tài khóa thắt chặt hơn ở mức độ vừa phải và chính sách tiền tệ lỏng.

Kinh tế khu vực đồng euro tiếp tục phục hồi chậm (khoảng 1,2%) do đồng euro mất giá kỷ lục.

Ngày 5-1-2015, tỷ giá 1 EUR tương ứng 1,18 USD, thấp nhất kể từ năm 2005 đến nay. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đối phó với các áp lực giảm phát, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa quyết định triển khai chương trình nới lỏng định lượng trị giá khoảng 1100 tỷ euro.

Kinh tế Nhật Bản dự báo phục hồi nhẹ (0,6%) nhờ quyết định hoãn tăng thuế tiêu dùng cùng với đồng yen và giá dầu giảm.

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển  không còn là động lực tăng trưởng toàn cầu khi chỉ tăng trưởng vừa phải (4,3%) trong năm 2015.

Kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 6,8% năm 2015 (giảm 0,3% so với dự báo hồi tháng 10-2014 của IMF) do Chính phủ Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách cải cách cơ cấu, thắt chặt tín dụng và giảm kích thích tăng trưởng.

Khả năng Trung Quốc gặp rủi ro tài chính mang tính hệ thống và nguy cơ “hạ cánh cứng” không lớn do kinh tế có dấu hiệu tái cân bằng nhờ việc gia tăng thu nhập của người dân, thúc đẩy tiêu dùng.

IMF dự báo Trung Quốc sẽ hạn chế chính sách kích thích kinh tế và tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn ngừa các rủi ro tín dụng và đầu tư trong năm 2015.

Kinh tế Nga đứng trước nguy cơ suy thoái (tăng trưởng âm 3% trong năm 2015) do tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây, giá dầu sụt giảm và các bất ổn kinh tế-tài chính.

Các hãng đánh giá tín nhiệm lớn như Moody’s, S&P, Fitch... đánh giá triển vọng kinh tế Nga là “tiêu cực” và hạ mức tín nhiệm xuống sát mức thấp nhất.

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương duy trì tốc độ tăng trưởng 6,4% năm 2015 nhờ tác động tích cực từ sự phục hồi kinh tế Mỹ, cán cân thương mại được cải thiện, sản xuất và đầu tư tăng nhẹ.

Một số thách thức đối với khu vực này gồm tác động từ việc tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, xu hướng thắt chặt tài chính toàn cầu có thể làm giảm mạnh hoặc đảo ngược dòng vốn đầu tư.

HUV0Hd9u.jpg

Về nguy cơ đối với kinh tế thế giới trong năm 2015 và 10 năm tới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trong báo cáo rủi ro toàn cầu 2015 công bố hôm 15-1 đã chỉ ra 28 rủi ro.

Trong đó, về kinh tế, báo cáo nêu rõ, ngoài thất nghiệp, bất ổn tài chính, có thêm hai rủi ro mới là nguy cơ giảm phát toàn cầu trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng và nguy cơ cú sốc về giá năng lượng có tác động tiêu cực tiềm tàng đối với kinh tế thế giới lớn hơn những năm trước đây.

Báo cáo nhấn mạnh giải pháp tăng cường “lòng tin” giữa các Chính phủ và các cộng đồng nhằm hài hòa giữa lợi ích quốc gia và trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên