Có khuôn phép, dân phòng bớt lạm quyềnDân phòng, mỗi nơi một pháchDân phòng “quơ gậy”, một người dân nhập viện
Phóng to |
Hai dân phòng phường Hàng Trống, Hà Nội chạy xe máy tới chặn trước đầu taxi, trước khi công an phường tới xử phạt - Ảnh: X.L. |
Bởi theo vị đại diện này, hiện nay việc tuyển dụng, chi trả chế độ cho dân phòng là do UBND các quận huyện thực hiện, trong khi đó việc đào tạo nghiệp vụ và sử dụng trực tiếp trong công việc hàng ngày lại là lực lượng công an.
Trước đó, công an thành phố cũng đã phối hợp tổ chức cho lực lượng dân phòng tham gia khóa tập huấn kéo dài hai tháng (tháng 10 đến 12-2013). Tuy nhiên trong khóa học này chủ yếu liên quan tới việc phổ biến kiến thức, kỹ năng, ứng xử trong xử lý về vi phạm giao thông cho lực lượng dân phòng mà chưa huấn luyện về nghiệp vụ một cách thuần thục, chuyên nghiệp...
Trong khi đó, liên quan tới hoạt động giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, thống kê của Công an Hà Nội, ngoài lực lượng tự quản (dân phòng), hiện nay trên toàn thành phố hiện có 172 ban, 1.574 tổ bảo vệ dân phố (mỗi cụm dân cư có một tổ)với 8.592 thành viên.
Lực lượng này do công an các phường, thị trấn rà soát tham mưu cho UBND các phường, thị trấn ra quyết định thành lập. Tại Hà Nội, lực lượng này được thành lập từ năm 2007 theo nghị định 38 của Chính phủ.
Chức năng của lực lượng này khá tương đồng với lực lượng dân phòng, theo đó chủ yếu phối hợp với lực lượng công an phường trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân chấp hành chính sách, pháp luật.
Đây là lực lượng được chi trả mức phụ cấp hàng tháng từ gần 600.000 đồng đến hơn 700.000 đồng/tháng. Ngoài ra được trang bị khá nhiều đồng phục, tư trang, phương tiện làm việc (gậy điện, cao su, gỗ, loa, đèn pin, quần áo, giầy dép, thắt lưng…), được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, lề lối làm việc…
Tuy nhiên, theo đánh giá của công an Hà Nội, lực lượng này còn có nhiều hạn chế, như độ tuổi quá cao (từ 46 đến 60 tuổi chiếm tới gần 58%), chưa chú trọng tới các công tác quản lý, giúp đỡ, giáo dục đối tượng, nắm tình hình, nhắc nhở nhân dân, một số bảo vệ dân phố ngại va chạm, trình độ pháp luật, nghiệp vụ còn hạn chế. Thậm chí, tại một số phường còn sử dụng lực lượng này hàng ngày tham gia giải quyết trật tự công cộng thay thế lực lượng dân phòng…
Công an Hà Nội xác định, trong thời gian tới lực lượng công an phường, thị trấn phải làm tốt việc tham mưu, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ cho bảo vệ dân phố. Chỉ huy công an các quận, phường phải thường xuyên giao ban với bảo vệ dân phố nhằm nâng cao lề lối làm việc, kỹ năng, nhận thức… cho lực lượng này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận