11/11/2009 21:48 GMT+7

Khủng long là động vật máu nóng

HẢI DƯƠNG (Theo Telegraph)
HẢI DƯƠNG (Theo Telegraph)

TTO - Mặc dù được gọi là “những con thằn lằn khổng lồ”, song khủng long không sở hữu dòng máu lạnh như thằn lằn mà là động vật máu nóng, các nhà nghiên cứu Đại học Washington (Mỹ) đã khẳng định.

Khủng long là động vật máu nóng

TTO - Mặc dù được gọi là “những con thằn lằn khổng lồ”, song khủng long không sở hữu dòng máu lạnh như thằn lằn mà là động vật máu nóng, các nhà nghiên cứu Đại học Washington (Mỹ) đã khẳng định.

ImageView.aspx?ThumbnailID=374524
Ảnh minh họa khủng long đứng bằng hai chân sau - Ảnh: Telegraph

Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã tìm ra bằng chứng cho thấy khủng long là động vật máu nóng giống như chim - hậu duệ của chúng. Cũng như chim và người, khủng long cũng phải trả một cái giá khá lớn để được sở hữu dòng máu nóng: máu nóng buộc động vật phải ăn nhiều hơn động vật máu lạnh; nếu thức ăn trở nên khan hiếm, động vật máu nóng có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn động vật máu lạnh.

Động vật máu nóng (hay động vật hằng nhiệt) gồm những loài mà nhiệt độ cơ thể không thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Nhờ đó mà khi nhiệt độ môi trường thay đổi chúng vẫn có khả năng thích nghi.

Nhiệt độ của động vật máu lạnh (hay động vật biến nhiệt) thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Khả năng thích nghi của động vật máu lạnh kém hơn nhiều so với động vật máu nóng.

Để duy trì thân nhiệt, chúng phải phơi nắng hoặc trú đông. Nếu nhiệt độ môi trường tăng hoặc giảm quá mạnh, động vật máu lạnh có thể chết vì không kịp điều chỉnh.

Theo nhóm nghiên cứu, năng lượng dành cho hoạt động bước và chạy có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chiều dài chân. Cụ thể, chiều cao của hông (khoảng cách từ khớp hông tới mặt đất) càng lớn thì năng lượng mất đi càng nhiều. Quy luật này đúng với phần lớn động vật trên cạn.

Tiến sĩ Herman Pontzer, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết họ đã phân tích xương hóa thạch của khủng long. Họ cũng tính toán khối lượng cơ bắp chân mà khủng long phải có để di chuyển.

Sau khi xem xét 14 loài khủng long khác nhau, họ kết luận rằng chỉ riêng việc đi và chạy cũng “ngốn” khá nhiều năng lượng của những loài khủng long bước bằng hai chân sau. Nếu sở hữu máu lạnh chúng sẽ không đủ năng lượng để cung cấp cho các cơ ở chân trong quá trình đi và chạy.

“Kết quả phân tích cho thấy những loài khủng long đứng bằng hai chân sau phải là động vật máu nóng và đặc tính ấy đã tồn tại ngay từ khi khủng long mới xuất hiện. Máu nóng giúp khủng long tung hoành tới vài trăm triệu năm trên địa cầu trước khi tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm”, nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Public Library of Science ONE.

HẢI DƯƠNG (Theo Telegraph)

HẢI DƯƠNG (Theo Telegraph)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên