Do không làm chủ được tốc độ nên khi đến đoạn đường cong, anh Sang lố đà đâm xe thẳng vào lan can thành cầu. Lực va đập quá mạnh làm cả ba người văng ra khỏi xe và rơi xuống kênh.
![]() |
Khúc cua nguy hiểm (từ quận 1 qua quận 4) trên cầu Nguyễn Văn Cừ, TP.HCM (ảnh chụp chiều 3-12) -Ảnh: T.T.D. |
Tổ thi công cầu, ban bảo vệ khu phố và công an phường kịp thời có mặt cứu được Sang và người bạn đi cùng tên Nguyễn Hồng Phúc (23 tuổi) chuyển đi cấp cứu. Người còn lại tên Nguyễn Trí Quang (21 tuổi) đã được đội cứu hộ cứu nạn Sở Cảnh sát PCCC tìm thấy thi thể lúc 10g cùng ngày.
Vị trí nơi xảy ra tai nạn là một đoạn cầu nhánh cong gắt với lan can cầu đoạn thấp nhất chỉ 0,8m.
Trung tá Hà Quốc Ưu - trưởng Công an P.1, Q.4 - cho biết đây là tai nạn thứ sáu từ khi cầu khánh thành ngày 30-4-2009 làm bảy người bị thương và một người chết. Các tai nạn trước đó đều xảy ra tại vị trí này và các nạn nhân đều rơi xuống kênh.
Chiều 3-12, ông Lê Quyết Thắng - giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 TP.HCM, cho biết do thiết kế nhánh cầu cong nên đơn vị đã lắp đặt biển báo giao thông quy định tốc độ xe chạy 20km/giờ, trên mặt cầu có làm gờ giảm tốc và đã lắp đặt đèn chiếu sáng công cộng trên và dưới dạ cầu. Việc xảy ra tai nạn ở đoạn cầu cong này khả năng do các xe chạy với vận tốc cao nên va vào lan can cầu và rơi xuống kênh.
Theo ông Lê Quyết Thắng, nhánh cầu cong được thiết kế đúng quy định về giao thông và lan can cầu có chiều cao 0,8-0,9m cũng làm đúng quy định. Do đó không thể nâng toàn bộ chiều cao lan can cầu vì sẽ làm mất mỹ quan. Trước tình hình tai nạn trên, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 sẽ nghiên cứu lắp đặt hàng rào lưới để hạn chế thiệt hại khi các xe chạy quá tốc độ quy định ở nhánh cầu này.
=====================================================================
* Chủ chương xây dựng cầu đường và mở mang đô thị là một chủ chương hoàn toàn đúng đắn. Nhưng mà việc thực hiện thì càng lúc càng trở nên cẩu thà, thiếu nghiên cứu tính khoa học và kỷ thuật.
Hiện tượng tai nạn trên cầu Nguyễn văn Cừ là một điển hình. Cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp thì không rõ, khiến cho việc quy trách nhiệm không được đến nơi đến chốn. Ở Mỹ khi tai nạn xảy ra trên các trục lộ, cầu đường thường truy trách nhiệm đối với cơ quan giao thông lộ vận của địa phương đó. Chính nhờ việc này mà các lỗi lầm do sơ sót trong thiết kế xây dựng bị hạn chế.
Nhìn lại đất nước ta, khi có tai nạn xảy ra, người chủ phương tiện và các người liên quan trong tai nạn là người chịu trách nhiệm chính. Ngược lại phía cơ quan giao thông vận tải hoàn toàn đứng ngoài cuộc và không hề bị truy cứu trách nhiệm trong việc dẫn đến tai nạn như tín hiệu giao thông bị hư hỏng. Thiết kế độ cao, độ đổ dốc của cầu, thiếu thốn các thiết bị an toàn dọc cầu đường... thì không được lưu ý.
Điều này không thể để tiếp diễn, các cơ quan giao thông vận tải, xậy dựng cầu đường phải là người phải chịu trách nhiệm về dân sự, thậm chí trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra nghiêm trọng cho những hành động thiếu trách nhiệm của mình.
------------------
Ý kiến của bạn về vấn đề này ra sao? Hãy chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cám ơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận