Phóng to |
- Theo quyết định của thành phố, kể từ ngày 13-5-2007 có 29 phường thuộc 13 quận sẽ bị hạn chế, cấm khai thác nước ngầm. Cụ thể các phường: Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Tân Định (Q.1); các phường 3, 6, 9 (Q.3); phường 9 (Q.4); các phường 1, 2, 3, 5 (Q.5); phường 6 (Q.6); phường Tân Phong (Q. 7); phường 13 (Q.8); các phường Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình (Q.9); phường 12 (Q.10); các phường 2, 6 (Q.11); các phường 8, 9 (Q.Phú Nhuận); các phường 1, 3 (Q.Tân Bình) và các phường: 1, 19 (Q.Bình Thạnh).
* Vì sao những khu vực trên bị hạn chế, cấm khai thác nước ngầm, thưa ông?
- Điều kiện xét hạn chế, cấm khai thác nước ngầm là các khu vực có mực nước ngầm thấp hơn giới hạn cho phép (tầng I có mực nước ngầm từ 20m trở xuống, tầng II và III có mực nước từ 40m trở xuống - theo độ cao chuẩn quốc gia); khu vực nằm trong ranh mặn - nhạt (khai thác nhiều sẽ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn); khu vực nước ngầm đã bị ô nhiễm nitơ với hàm lượng 7mg/l trở lên, có hiện tượng lún sụt mặt đất; đặc biệt những khu vực đã được cung cấp nước máy của TP với áp lực tối thiểu 0,2kg/cm2 và đạt chất lượng theo qui định. Các phường trên đều đáp ứng điều kiện này vì vậy được đưa vào danh mục hạn chế, cấm khai thác nước ngầm. Việc hạn chế, cấm khai thác nước ngầm tại những khu vực trên cũng là một trong những giải pháp góp phần hạn chế tình trạng lún sụt đất trên địa bàn TP.
* Danh mục hạn chế, cấm khai thác nước ngầm có mở rộng ra nữa không, thưa ông?
- Chúng tôi đang phối hợp với Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), chính quyền địa phương tiếp tục điều tra, khảo sát để tiếp tục mở rộng khu vực hạn chế, cấm khai thác nước ngầm trong thời gian tới. Trong đó sẽ chú trọng những khu vực trung tâm TP như quận 1, 3; khu vực có hiện tượng lún sụt mặt đất như: huyện Bình Chánh và các quận 6, 8, Tân Bình...
Cũng thông tin thêm là đến cuối tháng 6-2007, Sở Tài nguyên - môi trường sẽ ngưng cấp giấy phép khai thác nước ngầm cho các khu công nghiệp, khu chế xuất bởi trước đây chúng tôi từng khuyến cáo các đối tượng đang sử dụng nước ngầm trong khu vực này chuyển sang sử dụng nguồn nước khác.
* Vậy những giếng khoan người dân đang sử dụng nhưng nằm trong danh mục cấm thì giải quyết ra sao?
- Theo số liệu thống kê, trên địa bàn TP có hơn 100.000 giếng khoan nhưng số lượng nằm trong danh mục hạn chế, cấm khai thác không nhiều. Những giếng nào đã được cấp phép thì sẽ được tiếp tục khai thác cho đến hết thời hạn (thời gian cấp phép thông thường từ 1-2 năm). Đối với các công trình khai thác nước dưới đất không có giấy phép hoặc không được giải quyết cấp phép thì chủ công trình phải tiến hành trám lấp trong thời hạn một năm kể từ ngày 13-5-2007 dưới sự giám sát, hướng dẫn của địa phương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận