Thanh Tùng đăng quang tại Asian Para Games 2018. Ảnh: T.P
Tại Para Asian Games 2018, Thanh Tùng đã giành 3 HCV, 2 HCB và phá 3 kỷ lục châu Á.
Đó thật ra chưa phải thành tích ấn tượng nhất trong sự nghiệp của kình ngư 33 tuổi này. Anh từng khiến giới thể thao khuyết tật phải ngỡ ngàng khi giành đến 5 HCV ở Para Asian Games 2014, sau đó là tấm HCB ở Paralympic 2016. Nhưng có thể giành đến 3 tấm HCV châu Á và phá 3 kỷ lục châu Á ở tuổi 33 cho thấy sự dẻo dai đáng nể của Võ Thanh Tùng.
"Thật ra tôi phải cảm ơn nhà tài trợ Herbalife Việt Nam đã đầu tư dinh dưỡng dài hạn cho các VĐV người khuyết tật, trong đó có tôi, giúp chúng tôi duy trì thể lực bền bỉ trong tập luyện, tự tin thi đấu ở các đấu trường quốc tế", Thanh Tùng chia sẻ.
Giống như nhiều VĐV khuyết tật khác, thể thao đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Thanh Tùng theo hướng tích cực. Sinh trưởng ở An Giang, Tùng trải qua một tuổi thơ đầy biến cố khi ba mẹ anh làm ăn thua lỗ, phá sản và phải bỏ xứ đi lang bạt đến Cần Thơ lập nghiệp.
Nhà tài trợ Herbalife thưởng “nóng” cho Thanh Tùng tại Asian Para Games 2018. Ảnh: T.P
Để phụ giúp ba mẹ, Tùng quyết chí học hành dù cơ thể anh không trọn vẹn vì cơn sốt bại liệt khiến chân anh bị teo tóp từ năm 10 tuổi. Anh tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông ở Cao đẳng kỹ thuật. Rồi ra trường, Tùng cũng bắt đầu có được công việc sửa điện thoại. Nhưng thời điểm đó, cơ thể của anh cũng khá yếu, và Tùng từng nghĩ mình chỉ đủ sức để tự lo bản thân chứ không thể quán xuyến gia đình.
Thế rồi niềm đam mê bơi lội ập đến. Thanh Tùng có cơ duyên được nhận vào tập luyện cùng đội bơi khuyết tật và nhanh chóng chứng tỏ tài năng. Không chỉ gặt hái thành công và đổi đời nhờ nghiệp thể thao, cơ thể Thanh Tùng cũng ngày một khỏe mạnh. Nếu không có đôi chân xiêu vẹo, nhiều người sẽ nhầm tưởng anh là một người hoàn toàn khỏe mạnh với đôi tay săn chắc và nền thể lực dồi dào. Anh làm việc gần như luôn tay.
Tùng lấy vợ sinh con (hiện đã có 2 con), rồi mua nhà, xây phòng trọ cho thuê, mở quán cà phê… Là một người khuyết tật nhưng rốt cuộc, kình ngư 33 tuổi lại tất bật hơn cả người thường. Thể thao mang lại cho anh nguồn nội lực dồi dào.
Thanh Tùng vừa chăm con vừa quản lý shop quần áo của mình tại Cần Thơ. Ảnh: Tấn Tùng
"Tính trong năm nay, tôi đã tập luyện suốt từ tháng 3. Kết thúc Asian Para Games, chúng tôi tạm thời không còn chế độ nên tôi cũng đành về nhà. Nửa năm trời tập luyện đều đặn nên mới mấy ngày không bơi mà người tôi đã nhức mỏi khắp nơi.
Cũng may mà tất bật việc nhà, phụ vợ, chăm con nên cũng không uể oải lắm. Người tôi không thể ngừng vận động được, dinh dưỡng cũng phải giữ gìn để có thể lực vận động đều đặn. Chắc đợi con lớn thêm một chút nữa tôi sẽ dạy cháu tập bơi", Thanh Tùng kể.
Cứ mỗi sáng, chàng kình ngư khuyết tật lại ra phụ vợ bán quần áo trên đôi chân xiêu vẹo, rồi về nhà chăm con, phụ giúp việc nhà… Sự nghiệp thể thao của anh rồi cũng sẽ dứt trong tương lai không xa nữa khi đã bước sang tuổi 33, nhưng cuộc sống gia đình cùng nền tảng vận động thường xuyên thì còn mãi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận