Không thể "mặc kệ chúng nó"

LÊ TRIỀU SƠN(phó hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, Huế)
LÊ TRIỀU SƠN(phó hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, Huế)

LTS: Gần 100 bạn đọc đã lên tiếng sau bài viết “Chúng tôi như những con bù nhìn” (Tuổi Trẻ ngày 27-2).

Nhiều người đồng cảm và chia sẻ với quan điểm của tác giả Thức Thức, nhưng cũng có không ít bạn đọc phản đối việc giáo viên “đầu hàng” trước những học sinh cá biệt.

Trong khi diễn đàn đang sôi động lại thêm những câu chuyện buồn có chung xuất phát điểm: học sinh cá biệt. Tại Bình Phước giáo viên phạt, bắt học sinh ăn... ớt vì nói chuyện riêng. Còn tại Gia Lai, một giáo viên bị đánh trọng thương mà nguyên nhân có thể liên quan tới những học sinh quậy.

Thầy trò đánh nhau: sa thải thầy, cảnh cáo, khiển trách tròVụ thầy trò đánh nhau: Sở GD-ĐT sẽ có quyết định kỷ luật“Hãy thông cảm và tha thứ...”

Quan điểm của tác giả Thức Thức khiến tôi khá bất ngờ. Kỷ cương trong trường học là quan trọng, đúng như lời thầy Thức nói. Luật giáo dục và điều lệ trường THPT đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của giáo viên để thực hiện tốt việc gìn giữ kỷ cương trường lớp.

Bộ GD-ĐT đã có quyết định 04/2000 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Bởi vậy, giáo viên không thể có cái nhìn thiếu tích cực về nghề của mình. Thực hiện tốt trách nhiệm giáo dưỡng học sinh bằng tình thương, trách nhiệm chính là thực hiện tốt kỷ cương trong trường học.

Tôi đã vào nghề 20 năm, trường tôi cũng có không ít học sinh cá biệt, nhiều lần làm chúng tôi bị tổn thương. Tuy nhiên ai cũng bảo nhau: đã bước chân vào trường, vào lớp thì cần phải rũ bỏ tất cả lo âu thường nhật, chỉ mang theo sự tỉnh táo và lòng nhân để làm thầy.

Có rất nhiều thầy cô giáo bằng nhân cách và trách nhiệm của mình, bằng những phương pháp sư phạm đặc thù, đã cảm hóa được học sinh cá biệt thành những con người bình thường, có ích.

Đã làm nhà giáo thì lương tâm không được “mặc kệ chúng nó” mà phải kiên trì giáo dưỡng, tìm hiểu nguyên nhân tại sao học trò mình lại học chưa tốt, chưa ngoan.

Qua tâm sự của các em mới hiểu mỗi em đều có hoàn cảnh riêng. Có em nghỉ học, bỏ nhà đi bởi bố mẹ thường xuyên cãi nhau.

Có em buồn bã, cứng đầu không nói lời nào, gặng hỏi mãi em khóc vì bố mẹ mới ly hôn. Có em vì cha mẹ không quan tâm, chỉ cho tiền là xong nên không biết bị cám dỗ, lôi kéo vào con đường hư hỏng từ lúc nào...

Phương pháp tiếp cận phụ huynh học sinh không những là một nghiệp vụ sư phạm mà còn là cả một nghệ thuật ứng xử, giao tiếp của người thầy giáo để làm sao cha mẹ học sinh hiểu và cùng phối hợp với nhà trường giáo dục nhân cách sống cho học trò, cần được đưa vào trường sư phạm để các em sinh viên rèn luyện.

Cái tâm và trách nhiệm của người thầy dẫu thế sự nổi trôi vẫn vẹn nguyên ân tình với lớp lớp học sinh thân yêu. Đây chính là nền móng vững chắc, là tiền đề trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay.

* Bản thân tôi cũng là giáo viên, lần đầu về trường tôi không khỏi thất vọng muốn bỏ nghề nhưng những giáo viên đi trước (trong đó có những người đã từng dạy tôi) khuyên tôi rằng cứ lên lớp dạy bình thường, những trẻ cá biệt cứ mặc chúng, ráng chịu đựng hai năm nữa nó tốt nghiệp là mình khỏe rồi. Dạy được gần mười năm, tôi thấy số học sinh cá biệt ngày một tăng dần. Thú thật bây giờ tôi chọn sự im lặng để được yên thân vì đã hơn chục lần tôi bị phụ huynh đến trước nhà chửi, còn ban giám hiệu không đứng về phía mình.

(NGUYỄN HOÀNG TÂN)

* Tôi là giáo viên và cũng rất buồn khi thấy hạnh kiểm học sinh ngày càng sa sút. Rất nhiều em vô lễ với thầy cô. Tôi thấy bài viết của bạn rất hay. Tôi tin chắc có nhiều giáo viên cũng có nỗi niềm trăn trở như bạn. Thầy giáo ngày càng mất quyền được giáo dục học sinh để các em thành con ngoan, trò giỏi. Nhiều khi lên lớp, người thầy luôn thấy bất an vì sự xấc xược của học sinh. Nếu như không kiềm chế thì sẽ bị mất việc như thầy Tuấn.

(NGUYỄN THANH DŨNG)

* Hai ngành giáo dục và y tế hiện nay gánh chịu quá nhiều áp lực trong công việc! Bác sĩ, y tá mà nói nặng bệnh nhân một tí là chuyển công tác khác. Giáo viên nói nặng hay phạt học sinh là bị kiểm điểm, mất việc! Cấp lãnh đạo thì theo thành tích ngành và dư luận xã hội mà thiếu cảm thông khi ra quyết định xử phạt. Hậu quả là học sinh cứ mặc tình muốn học, muốn chơi tùy thích vì chúng là “thượng đế”!

(dvngoc98@...)

LÊ TRIỀU SƠN(phó hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, Huế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Ch\u00fang t\u00f4i nh\u01b0 nh\u1eefng con b\u00f9 nh\u00ecn\u201d (Tu\u1ed5i Tr\u1ebb ng\u00e0y 27-2). " />