Xung quanh câu chuyện này, TS Lê Văn Bảnh - viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL - lý giải:
Phóng to |
Nông dân thu hoạch lúa hè thu tại huyện Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang - Ảnh: Hoàng Thạch vân |
- Theo Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, nhu cầu sử dụng gạo trên thế giới đang tăng. Tôi biết có thời điểm các doanh nghiệp (DN) nước ngoài ép giá, không mua để hạ giá. Nhưng việc VFA thông báo không mua tạm trữ gạo nữa thì tôi không thể hiểu nổi. VFA lúc nói mua tạm trữ, khi lại thông báo tạm ngưng, một hiệp hội không thể làm như vậy.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng phải đảm bảo cho nông dân lãi trên 30%, DN có kho bãi nên mua tạm trữ. Việc tạm trữ được hiểu là có thể bán ngay hoặc bán từ từ tùy theo tình hình thị trường. Theo tôi, giá mua lúa tạm trữ không dưới 5.000 đồng/kg là đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng. Theo số liệu của Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT, chi phí đầu tư khoảng 3.500-3.800 đồng/kg, vậy bán không dưới 5.000 đồng/kg là đạt yêu cầu. Sao VFA không thông báo giá và cứ mua tạm trữ. Trường hợp nông dân muốn bán giá cao hơn cứ bán ra thị trường bên ngoài.
* DN cho rằng giá lúa đang cao, dừng mua để bình ổn thị trường và tránh lỗ?
"Chính thông báo của VFA gây áp lực cho nông dân, khiến họ phải bán đổ bán tháo với giá thấp. Trong khi Chính phủ hỗ trợ lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp mua tạm trữ gạo để đảm bảo nông dân lãi 30%" |
Tôi biết có một số DN Trung Quốc đang thu gom gạo ở nước ta. Nếu có hiện tượng này mà mình không mua tạm trữ thì sau này lấy đâu ra gạo xuất khẩu. Việc DN không mua gạo chứng tỏ DN bị nước ngoài ép giá, không bán được, không có kho tạm trữ. Theo tôi, DN dừng mua gạo để bình ổn giá là không đúng.
* Có thông tin cho rằng một số nước nhập khẩu gạo thời gian qua cắt giảm số lượng mua gạo từ VN. Điều này có ảnh hưởng gì, thưa ông?
- Nếu nước ngoài giảm mua hoặc ngưng mua là việc của họ. Còn vấn đề ở đây là việc tạm trữ. Ở Thái Lan, cứ đến vụ lúa là DN mua để đó, khi nào dự báo thị trường có giá, có lãi thì bán. Còn mình ngưng mua của nông dân tức DN có “vấn đề” về vốn hoặc không có kho chứa.
Đặc biệt, VFA thông báo tạm ngưng mua gạo nhưng thực tế lượng gạo tồn kho bao nhiêu? Không thấy ai báo cáo con số này.
* Nhiều DN cho rằng giá mua lúa gạo đang ở mức đảm bảo cho nông dân có lợi nhuận. Thực tế nông dân có được hưởng lợi?
- Với mức lãi 30% theo chỉ đạo của Thủ tướng, nông dân vẫn nghèo nhưng có thể tiếp tục đeo bám vụ sau. Theo tính toán của tôi, nông dân lãi 100% vẫn chưa thể ổn định cuộc sống. Ví dụ một hộ có 1ha canh tác, một năm có hai vụ thu hoạch đạt khoảng 10 tấn lúa. Chi phí bỏ ra 5 tấn lúa, nông dân lãi 5 tấn lúa. Cứ cho giá bán là 6.000đ/kg, vậy hộ nông dân lời được 30 triệu đồng/năm. Chia ra 12 tháng, mỗi tháng chỉ được 2,5 triệu đồng. Bình quân một hộ nông dân khoảng năm người. Vậy mỗi người chỉ được 500.000 đồng/tháng. Với thu nhập này liệu người dân có dư giả hay là cận nghèo và nghèo đây?
* Giải pháp nào để cứu nông dân trong bối cảnh này, thưa ông?
- Có một bất cập trong sản xuất, tiêu thụ gạo. Nhiều DN ký hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng trong kho không có hàng, đến ngày giao hàng thì đôn đáo chạy đi mua dẫn đến ép giá nông dân. Hiện khâu lưu thông, phân phối gạo chưa đạt yêu cầu do phải qua nhiều trung gian. Theo quy định của Chính phủ, DN muốn xuất khẩu gạo phải có kho tàng, vùng nguyên liệu, nhà máy nhưng thực tế nhiều DN không đáp ứng yêu cầu này. Theo tôi, giải pháp để tránh VFA ép giá thì DN phải đặt hàng với nông dân, thúc đẩy nhanh liên kết vùng và liên kết bốn nhà (nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học). Chỉ có liên kết với nhau mới giải quyết được bài toán ép giá trên.
Giá lúa gạo giảm lại Sau khi tăng lên 6.300-6.500 đồng/kg, mấy ngày qua giá lúa tại ĐBSCL bắt đầu giảm lại, nhiều nơi đang thu hoạch rộ giá lúa đã giảm 200-300 đồng/kg. Chiều 17-7 tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, thương lái mua lúa tươi 5.300 đồng/kg, lúa khô hạt tròn 6.000 đồng/kg và loại hạt dài 6.100-6.200 đồng/kg. Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Phạm Văn Dư - phó cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT - cho biết đến thời điểm này vụ lúa hè thu tại ĐBSCL vừa bắt đầu thu hoạch chính vụ, toàn vùng mới thu hoạch hơn 400.000/1,4 triệu ha, năng suất bình quân 5,3-5,4 tấn/ha. Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ, cho rằng hiện ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch rộ nên việc mua tạm trữ rất cần thiết bởi đảm bảo giá lúa ổn định. Theo ông, lấy lý do giá lúa cao nên dừng mua tạm trữ của VFA là không thuyết phục bởi việc mua tạm trữ còn là vấn đề trách nhiệm đối với người làm ra hạt lúa cung ứng, phục vụ cho DN xuất khẩu. Tại Kiên Giang mới thu hoạch 57.000/282.000ha lúa vụ hè thu. Ông Trần Quang Củi, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết sau khi VFA tạm dừng mua tạm trữ, giá lúa trên địa bàn tỉnh chững lại. Theo ông Củi, các DN thành viên của VFA vốn chiếm thị phần lớn trong khâu tiêu thụ lúa gạo nên khi họ ngưng mua tạm trữ thì các DN chế biến, thương lái cũng ngưng mua theo. “Khi ĐBSCL đang thu hoạch rộ thì nhất thiết cần mua tạm trữ. Đây cũng là chủ trương của Chính phủ nhằm bảo đảm giá lúa ổn định và giải quyết việc tồn trữ lúa cho nông dân. Theo tôi, nên tiếp tục mua tạm trữ” - ông Củi nói. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận