Thứ 6, ngày 26 tháng 2 năm 2021
Không phát hiện 'đạo văn', hội đồng bảo vệ luận văn bị kỷ luật
TTO - Vụ “đạo văn” hi hữu xảy ra tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khi luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ thành công lại sao chép gần như y nguyên luận án tiến sĩ đã được bảo vệ trước đó của một người khác.
![]() |
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Điều đáng nói, thầy hướng dẫn luận văn thạc sĩ lại là người “từng trong hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ bị sao chép”.
Cụ thể, năm 2015, PSG.TS Đào Đức Doãn (hiện là bí thư Đảng ủy, trưởng Khoa Lý luận chính trị và giáo dục công dân Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) từng là thành viên hội đồng bảo vệ cơ sở và hội đồng bảo vệ chính thức luận án tiến sĩ của bà Bùi Thị Thanh Huyền.
Một thời gian ngắn sau, khi ở vai hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho ông Trần Văn Hải (công tác tại một trường CĐ tại Cần Thơ), ông Doãn lại không phát hiện luận văn thạc sĩ của ông Hải sao chép gần như y nguyên luận án tiến sĩ đã được bà Huyền bảo vệ thành công trước dó.
Khi vụ việc được phát giác, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã lập hội đồng thẩm định, không công nhận văn bằng và thu hồi bằng thạc sĩ của ông Trần Văn Hải (đã được nhà trường cấp từ tháng 8-2015).
Ngày 13-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã ra quyết định xử lý kỷ luật, buộc 5 người đã tham gia hội đồng bảo vệ luận văn của ông Hải năm 2015 dừng việc tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án trong một năm.
Riêng ông Doãn bị dừng việc phân công hướng dẫn luận văn, luận án và tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án trong một năm, kể từ ngày 1-7- 2017 đến 30-6-2018.
Theo lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đây là vụ “đạo văn” đầu tiên được phát hiện tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
“Sau vụ việc này, trường cũng đã yêu cầu các cán bộ hướng dẫn phải rất sát sao với học viên của mình, đồng thời các thành viên hội đồng đánh giá luận văn cũng phải tập trung nhiều tâm sức, trí tuệ để hoàn thành công việc tốt nhất.
Riêng người học cũng phải thể hiện được trách nhiệm, lòng tự trọng của mình, chứng minh được khả năng, năng lực nghiên cứu của mình khi làm khoa học”- vị lãnh đạo nhà trường chia sẻ.
Đặc biệt, sau sự cố này, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã mua phần mềm chống đạo văn.
Theo đó, với nguồn dữ liệu chung, khi phát hiện dấu hiệu sao chép, phần mềm sẽ đưa ra cảnh báo.
Hiện phần mềm này đã được triển khai kịp thời để 1.200 cán bộ, giảng viên của trường đều sử dụng được, hỗ trợ kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng đạo văn.
-
TTO - Chương trình Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19 được phát động trên báo ngày 25-2-2021 tạo thêm một chiếc cầu nối để cộng đồng chung tay góp sức để người Việt Nam có thể được tiêm phòng sớm nhất.
-
TTO - Mỹ đã tiến hành cuộc không kích ở Syria ngày 25-2. Hai nguồn tin nói với Reuters rằng cuộc tấn công nhắm vào một cấu trúc thuộc nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn, nhằm phản ứng với các cuộc tấn công rocket nhắm vào phía Mỹ.
-
TTO - "Không hiểu con có bị ma nhập hay không mà nó lại hành xử như vậy?" - một phụ huynh bàng hoàng thốt lên sau khi kể câu chuyện con mình hành xử với bà ngoại vì bà giằng điện thoại trong tay cháu để cháu tập trung ăn cơm.
-
TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25-2 khẳng định hoạt động trên Biển Đông của các quốc gia cần phải đóng góp vào mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
-
TTO - Từng là thủy thủ, có thời gian 27 năm sống ở Mỹ và có dịp được đi du thuyền, ông Năm Cao về quê Vĩnh Long làm nghề nuôi lươn và bỏ 5 tỉ đồng cả đời tích cóp để xây căn ‘nhà du thuyền’, hiện thực hóa niềm đam mê.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận