Phóng to |
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải (thứ hai từ trái sang) - ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII - tiếp xúc với cử tri TP.HCM - Ảnh: Q.Thanh |
Không cấm nhưng không khuyến khích
Một số địa phương có nhiều khu công nghiệp, trường đại học, khu nhà trọ như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Vĩnh Phúc... đã tập trung rà soát, xem xét số lượng cử tri để lập danh sách đúng, đủ đối tượng tham gia bầu cử theo từng cấp và số lượng cử tri vãng lai. Trước việc đại diện Sở Nội vụ Thanh Hóa báo cáo còn khoảng 800.000 phiếu bầu HĐND cấp xã ở một số địa bàn vùng sâu vùng xa chưa được in ấn (cử tri phải viết tay khi bầu), ông Thắng yêu cầu Thanh Hóa khắc phục ngay, phải sử dụng phiếu bầu in ở tất cả các địa phương.
TP.HCM: hôm nay, hoàn tất tiếp xúc cử tri Tính đến hết ngày 16-5, nhiều đơn vị bầu cử đại biểu QH khóa XIII và HĐND khóa VIII trên địa bàn TP.HCM đã hoàn tất việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri. Theo kế hoạch, hôm nay (17-5) các ứng cử viên đại biểu QH đơn vị bầu cử số 9 và ứng cử viên HĐND TP đơn vị bầu cử số 30 cùng tiếp xúc cuối cùng với cử tri trên địa bàn huyện Củ Chi. Tại quận Tân Bình, các ứng cử viên HĐND TP thuộc hai đơn vị bầu cử số 22 và 23 cũng hoàn tất tiếp xúc cử tri trong hôm nay. |
Ông Nguyễn Văn Pha, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, cho biết có một số người ứng cử (thuộc khối doanh nghiệp) trong khi vận động tranh cử có tặng quà, làm hoặc hứa xây dựng một số công trình phúc lợi cho địa phương. Theo ông Pha, luật pháp không cấm hoạt động từ thiện nhân đạo, tuy nhiên các địa phương cần lưu ý vì nếu người ứng cử nào đó hoạt động như nêu trên trong thời gian này là không tế nhị, không bình đẳng trong vận động tranh cử.
Bảo đảm số dư
Trả lời báo chí bên lề hội nghị về vấn đề đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến các ứng cử viên, ông Thắng nói: “Việc xử lý tương đối thuận lợi, qua đại hội đảng bộ các cấp thì nhiều ứng cử viên đã được xác nhận về tư cách, quá trình đóng góp. Vì thế số lượng đơn thư ít hơn các kỳ bầu cử trước đây”.
Ông Thắng cũng lưu ý nếu trong bầu cử có trường hợp rút ứng cử viên ra ngoài danh sách chính thức (người ứng cử tự rút hoặc bị loại vì không đủ tiêu chuẩn - PV) thì phải xem lại số dư ở đơn vị bầu cử, nếu không đảm bảo số dư thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định rút số đại biểu được ấn định ở đơn vị bầu cử đó để đảm bảo số dư. Đối với bầu cử đại biểu HĐND các cấp thì số dư tối thiểu là 2, còn đối với bầu cử đại biểu QH thì số dư tối thiểu là 2 nếu bầu 3 đại biểu và số dư tối thiểu là 1 nếu bầu dưới 3 đại biểu.
Theo Bộ Nội vụ, cả nước có 827 người ứng cử đại biểu QH tại 183 đơn vị bầu cử, trong đó số người ứng cử ở cơ quan trung ương là 182 người và ở các địa phương là 645 người. Sau hội nghị hiệp thương lần 3, tổng số đại biểu HĐND cấp tỉnh được bầu theo luật định là 3.830 người; tổng số đại biểu HĐND cấp huyện được bầu là 21.130 người; tổng số đại biểu HĐND cấp xã được bầu là 281.491 người.
Hội đồng bầu cử đã ban hành 14 nghị quyết cho phép bầu cử sớm ở một số khu vực bỏ phiếu của 13 tỉnh thành và cho phép xã Pha Mu (huyện Than Uyên, Lai Châu) tổ chức bầu cử đại biểu HĐND cấp xã lùi sáu tháng.
Đơn vị bầu cử ĐBQH số 1 của TP Cần Thơ
|
* Ông NGUYỄN MINH KHA (thành ủy viên, phó giám đốc Công an TP Cần Thơ):
Nếu được bầu làm đại biểu QH, tôi sẽ kiến nghị với QH về những giải pháp thiết thực nhằm giảm tỉ lệ người nghiện ma túy, tập trung việc phòng chống và chữa trị cho người nghiện, hạn chế việc tái nghiện. Giảm tệ nạn ma túy sẽ là điều kiện giảm tội phạm, nhất là tội phạm hình sự. Song song đó phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả tội phạm công nghệ cao vì đây là loại tội phạm mới, nguy hiểm.
Phóng to
* Ông TRẦN THANH MẪN (ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư Thành ủy TP Cần Thơ):
Nếu được bầu làm đại biểu QH, tôi sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của TP gắn với bảo vệ môi trường. Tôi đặc biệt quan tâm lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo...
Phóng to
* Ông NGUYỄN THANH PHƯƠNG (PGS.TS, trưởng khoa thủy sản Đại học Cần Thơ):
Trở thành đại biểu QH, tôi sẽ đề xuất QH có nghị quyết riêng về giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ cho ĐBSCL. Đồng thời nâng tỉ lệ trẻ em đi học, nhanh chóng nâng cao dân trí vùng ĐBSCL. Tiếp tục cải thiện điều kiện cho các trường nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học để học sinh sau phổ thông có nhiều cơ hội học nghề, đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
Phóng to
* Ông ĐỖ HỒNG QUÂN (nhạc sĩ, phó chủ tịch Liên hiệp Văn học nghệ thuật VN, chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN):
Tôi sẽ phản ảnh kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri tới QH. Ngoài ra, tôi cũng quan tâm việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa nghệ thuật dân gian lâu đời của cha ông để lại, góp phần xây dựng nền văn nghệ của Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. Dù có đắc cử hay không tôi cũng xác định mình là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, sống vì lợi ích của nhân dân.
Phóng to
* Ông LÊ QUỐC TRUNG (phó chánh văn phòng đoàn đại biểu QH và HĐND TP Cần Thơ):
Tôi sẽ dành sự quan tâm đặc biệt để thực hiện một số công việc như chính sách đối với cán bộ cơ sở, người có công; tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với học sinh sinh viên; viện phí, bảo hiểm y tế, học phí hợp lòng dân... Ngoài ra tôi cũng sẽ chú trọng đặc biệt tới lĩnh vực phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở dành cho người thu nhập thấp cho công nhân lao động và sinh viên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận