10/12/2010 01:40 GMT+7

Không bỏ rơi nông dân nghèo

TẤN THÁI
TẤN THÁI

TT - Ngoài ra, trong phiên chất vấn hôm qua, Sở Tài nguyên và môi trường được nhiều đại biểu quan tâm khi có chung quan ngại về vấn đề môi trường.

5SGd3yr2.jpgPhóng to
Nông dân Trần Thanh Sơn (ảnh) ở vùng đệm U Minh Thượng cho biết hiện nay gia đình nợ ngân hàng trên 40 triệu đồng và mất khả năng chi trả. Lối ra cho các khoản nợ và làm sao lo cho nông dân là mối quan tâm của tỉnh Kiên Giang - Ảnh: TẤN THÁI

Ô nhiễm do lấp rạch Cái Thia

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Dũng về việc vào năm 2008, có một số đại biểu chất vấn sở về rạch Cái Thia. Theo đó, Sở Tài nguyên và môi trường và UBND huyện Châu Thành đã từng kiên quyết lấp con rạch này để địa phương có thêm đất khi cần mở đường, “nhưng đến nay tôi thấy các doanh nghiệp, hộ gia đình mạnh ai nấy san lấp, vậy có quản lý được không, khi Nhà nước thu hồi thì có bồi thường không?” - ông Dũng đặt vấn đề.

Hôm nay định đoạt việc quy hoạch khoáng sản

Xung quanh việc có ý kiến đại biểu yêu cầu chưa thông qua quy hoạch khoáng sản lần này để HĐND khảo sát xem xét có liên quan đến di tích lịch sử hay không, ông Thái Thành Lượm khẳng định: “Việc quy hoạch khai thác khoáng sản sở tiến hành quy hoạch những khoáng sản thông thường như vật liệu xây dựng, san lấp chứ không có quy hoạch khai thác núi đá vôi liên quan đến khu di tích núi Mo So.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh cuối năm 2007 thì sở tiến hành lập quy hoạch, lập kế hoạch trình UBND tỉnh chỉ định đơn vị tư vấn có chuyên môn về quy hoạch khoáng sản, phê duyệt đề cương từ năm 2008 và thành lập tổ tư vấn. Việc lập quy hoạch được điều tra, khảo sát theo quy trình và đã thông qua hội đồng thẩm định. Quy trình quy hoạch là... quá chặt chẽ theo quy định của Luật khoáng sản”.

“Số phận” quy hoạch khoáng sản sẽ được “định đoạt” trong hôm nay (10-12) khi HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết và tờ trình.

Trả lời vấn đề này, ông Thái Thành Lượm - giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường - nói: “Về chủ trương cho lấp rạch Cái Thia là của UBND tỉnh, còn thực hiện là UBND huyện Châu Thành. Trường hợp các hộ dân, doanh nghiệp tự lấp để có đường vào nhà, không phải bắc cầu qua kênh thì khi thu hồi đất chỉ được bồi thường công san lấp, vật kiến trúc chứ không được bồi thường về đất”.

Riêng về phần các doanh nghiệp, ông nói ở khía cạnh khác: huyện có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở sản xuất phải thu gom rác thải, chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định mới được thải ra ngoài khi kinh doanh ở khu vực này.

Chưa đồng tình với trả lời của ông Lượm, đại biểu Thị Sưởng nói thêm: hiện nay việc sản xuất nông nghiệp của người dân rất khó khăn do tình trạng san lấp diễn ra từng đoạn dẫn đến nước ứ đọng, thêm vào đó các cơ sở chế biến thủy sản thải ra chưa qua xử lý dẫn đến ô nhiễm rất trầm trọng... Từ đó, đại biểu Sưởng “truy”: “Tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn không hề giảm, trách nhiệm của giám đốc sở và biện pháp xử lý trong thời gian tới?”.

Ông Lượm chỉ trả lời chung chung: “Sắp tới sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực môi trường; đồng thời phối hợp với phòng cảnh sát môi trường kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, nếu phát hiện hành vi vi phạm sẽ xử lý nghiêm”.

Ngân hàng không bỏ rơi nông dân

Đại biểu Huỳnh Thị Thanh Trúc nêu thực tế về bức xúc của nông dân sống trong vùng U Minh Thượng gặp khó khăn trong sản xuất, mà một trong những khó khăn là không thể vay ngân hàng được.

Về nội dung này, ông Nguyễn Văn Kiệt - giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang - cho biết: “Từ năm 1999, UBND tỉnh Kiên Giang triển khai đề án phát triển kinh tế nông hộ vùng đệm U Minh Thượng. Theo đề án này, có bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã triển khai cho tất cả người dân trong vùng dự án vay để đầu tư, xây dựng cơ bản và tổ chức sản xuất. Kết quả hơn 1.160 hộ vay xây dựng cơ bản với số tiền trên 32 tỉ đồng.

Tuy nhiên đến nay nhiều hộ không có khả năng chi trả và số tiền lãi đã cao hơn tiền gốc (trên 41 tỉ đồng). Tình hình này khiến các ngân hàng không thể tiếp tục duy trì hoạt động tại vùng đệm U Minh Thượng nên việc tiếp cận vốn của nông dân gặp khó khăn. Tuy nhiên, không vì thế mà ngân hàng “bỏ rơi” hay “cấm vận” hẳn đối với nông dân vùng đệm. Với những hộ thanh toán nợ tốt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang đã chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục cho vay”.

Về việc ý kiến cử tri phản ảnh hiện nay khó khăn trong việc trả nợ, ông Kiệt cho biết Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương miễn giảm lãi suất, phân kỳ nợ gốc để bà con nông dân trả dần.

50% đơn vị kinh doanh gas gian lận

Một số đại biểu hỏi về việc có biện pháp đẩy mạnh công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu nhằm hạn chế gian lận để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ông Trần Xuân Lộc - giám đốc Sở Công Thương - cho biết hiện nay trên địa bàn tỉnh có 350 đại lý bán lẻ thuộc 5 đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Từ đầu năm đến nay, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra 111 cơ sở kinh doanh xăng dầu về điều kiện kinh doanh, trong đó đã lập biên bản 46 cơ sở có vi phạm; xử phạt 135 triệu đồng. Còn về số lượng, chất lượng xăng dầu thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Khoa học công nghệ.

Chủ tọa kỳ họp đã yêu cầu ông Lương Thanh Hải - giám đốc Sở khoa học công nghệ - trả lời tiếp câu hỏi về nội dung xăng dầu. Tuy nhiên, câu trả lời của ông Hải càng làm người nghe lo lắng: “Năm nay sở tập trung kiểm tra chủ yếu ở mặt hàng gas. Và qua kiểm tra, thanh tra sở phát hiện có đến 50% đơn vị kinh doanh mặt hàng này sai quy định, chủ yếu là gian lận về đo lường”.

TẤN THÁI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên