![]() |
Đến tháng 7-2010, dù đã chậm đến 27 tháng nhưng tàu dầu Dung Quất 01 (trọng tải 104.000 tấn) do Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (thuộc Vinashin) đóng vẫn chưa thể hạ thủy - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ |
Sau khi thực hiện lệnh khám xét, cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Trịnh Thị Hậu (sinh năm 1964, trú tại khu 628 Hoàng Hoa Thám, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Riêng trường hợp ông Hồ Ngọc Tùng (sinh năm 1958, trú tại phòng 1801 tòa nhà 15-17 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội), sau khi cơ quan an ninh điều tra khởi tố vụ án kinh tế tại Vinashin, ông Tùng đã đi Úc chữa bệnh và đến nay vẫn chưa về Việt Nam. Đối với bị can này, các cơ quan tố tụng đang xem xét để xử lý.
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
Theo cơ quan điều tra, khi ông Hồ Ngọc Tùng giữ cương vị tổng giám đốc VFC và bà Trịnh Thị Hậu là phó tổng giám đốc đã chủ trương và ký duyệt giải ngân một số khoản cho vay vốn có tổng giá trị khoảng 60 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ trái quy định.
VFC được thành lập vào tháng 12-1998 thuộc Vinashin, có chức năng thu xếp vốn cho các dự án đầu tư, thực hiện các đề án phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, nhận ủy thác quản lý vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong tập đoàn.
Như vậy, trong vụ án này cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố 10 bị can, bắt tạm giam 7 bị can, truy nã một bị can đã bỏ trốn là Giang Kim Đạt và đang xem xét các biện pháp tố tụng cần thiết để xử lý đối với bị can Hồ Ngọc Tùng.
------------------------------------
Tin, bài liên quan:
Doanh nghiệp thuộc Vinashin được vay để trả nợ lươngCho Vinashin lùi thời hạn nộp thuế trong đóng tàuTái cơ cấu để Vinashin phục hồi và phát triểnVinashin cần 2 năm để phục hồiVinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận