![]() |
Thu hoạch khoai tây ở Mexico - Ảnh: Spraguephoto |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Trong thực tế, FAO ở Bangladesh khuyến nghị toàn dân nước này có thể trông cậy nhiều hơn vào khoai tây để bù đắp cho sự thiếu hụt gạo. Hơn nửa triệu binh lính trong quân đội Bangladesh cũng vừa nhận chỉ thị phải ăn khoai tây trong tình hình gạo và lúa mì tăng giá vùn vụt. Chính phủ Ấn Độ cũng vừa đề nghị Nafed (Liên đoàn Tiếp thị hợp tác nông nghiệp Ấn Độ) thu mua khoai tây ở bang Utar Pradesh và West Bengal, là nơi đang bội thu loại củ này khiến giá cả rất hời để phân phối cho bang khác.
Khoai tây nhưng không... chiên!
Tại các nước phương Tây, khoai tây từng là một loại rau củ được yêu thích trong các bữa ăn, nhưng từ 20 năm trở lại đây người dân Âu - Mỹ đã hạn chế tiêu thụ nó. Theo suy diễn của người tiêu dùng, món ăn làm từ khoai tây mang lại cảm giác nặng, béo nên dùng nhiều không có lợi cho sức khỏe.
Trong thực tế, loại củ này không nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng cho rất nhiều calori. Trong thành phần của nó có vitamin C, B, chất khoáng và xơ. Clément Lalancette, tổng giám đốc Liên đoàn Các nhà sản xuất khoai tây ở Québec (Canada), cho biết: "Chúng tôi không khuyến khích tăng thêm việc tiêu thụ trên đầu người, nhưng cần giới hạn mức tiêu thụ tối thiểu. Tôi cũng chưa thấy người châu Âu nào phát phì vì ăn nhiều khoai tây. Chỉ có điều không may là đa số khoai tây khi đến tay người tiêu dùng ngày nay đều bị chuyển thành khoai tây chiên". Theo Liên đoàn Khoai tây ở Québec, cần phải xóa bỏ thói quen xấu này và trở lại những công thức nấu không thiếu phong phú đối với khoai tây. Cách chế biến đơn giản nhất là nướng nó lên rồi thêm chút muối chút tiêu để tạo ra một món ăn đầy hương vị lại trong lành, tinh khiết.
"Kho báu bị chôn giấu"
Nhân tuyên bố của FAO, báo La Presse (Canada) nhắc một chút về lịch sử khoai tây: xuất xứ từ Peru, loại củ này đã tìm đường sang châu Âu trong thời vua Louis 16 nắm quyền ở Pháp. Vào thế kỷ 17, khoai tây được dùng để nuôi sống người nghèo và ... heo. Nhưng rồi đến những thời kỳ của nạn đói, cả người giàu cũng chẳng còn cần giữ sĩ diện hão mà không ăn khoai tây. Đến thế kỷ 19, khoai tây ngự cả trên những bàn ăn của hoàng gia. Chẳng hạn, trong món "khoai tây của vợ thái tử" nằm trong phần kem của bánh su hay "khoai tây nữ quận công" được chế biến với bơ. Theo nhà sinh học và di truyền học Mario Cappadocia, ước đoán có khoảng 2.000 - 3.000 món ăn trên thế giới có thành phần khoai tây trong công thức.
Gọi khoai tây là "kho báu bị chôn giấu", FAO kể ra nhiều tính chất đáng quí: dễ trồng, dễ mọc, không đắt, chất lượng cao, đã nhiều lần cứu nhân loại khỏi nạn đói. Khi mà giá lương thực bỗng tăng nhảy vọt, khoai tây ắt sẽ nhanh chóng lấy lại vị trí trang trọng của mình trên mỗi bàn ăn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận