Tranh minh họa |
Sau đó, con tôi xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
Tôi ra “lệnh” cấm cháu “kể từ hôm nay trở về sau ai lì xì đều không được nhận, người ta có ép nhận cũng phải nói rằng “xin lỗi cô bác, mẹ cháu không cho ạ”.
Kể từ năm đó, mỗi khi các cháu con anh em hay bạn bè, làng xóm đến chúc tết tôi đều tuyên bố: Tết nay và mãi mãi về sau cô cắt luôn khoản lì xì, đừng đứa nào hỏi mất công.
Khi người ta lì xì cho các con tôi, hai cháu đều khoanh tay cảm ơn và xin phép không nhận.
Nhiều người tò mò hỏi, lúc ấy tôi mới kể lại chuyện cũ của cậu con trai làm bạn bè cũng thấy lo lo.
Chỉ một hoặc cùng lắm 2 cái tết không được tôi lì xì trẻ con cũng thành quen, đến chúc tết, ăn miếng bánh, mứt rồi đi chơi chứ không bao giờ đợi tiền lì xì của tôi, trong khi đến những nhà khác chúng phải đợi để được có tiền lì xì mới vui, thậm trí nhiều đứa còn vòi người lớn xin “được lì xì”.
Lì xì là cái tục có từ lâu rồi, nhưng trước kia trẻ con ngoan lắm.
Khoảng mươi năm nay trẻ con biết xài tiền sớm phần nhiều là do chúng sớm có đồng tiền từ việc người lớn lì xì.
Nguy hiểm hơn nhiều tệ nạn rình rập các cháu, nhất là bài bạc dễ quyến rũ hơn cả.
Sẵn có tiền lì xì chúng tò mò chơi thử, trò gì còn khó học chứ bạc bài chỉ vài lần đã quen.
Khi thua hết tiền lì xì rồi chúng sẽ tìm cách lấy của cha mẹ, cha mẹ không có chúng nghĩ cách đi trộm của người ngoài…
Xin đừng nghĩ rằng lì xì cho con trẻ để nó mừng, mà từ những đồng tiền ấy người lớn đã tự biến trẻ nhỏ vướng vào những tệ nạn khác.
Bài viết thể hiện quan điểm của bạn đọc Phạm Đỗ Bình An. Bạn đồng tình hay không đồng tình với câu chuyện này? Việc lì xì cho trẻ nên như thế nào là tốt? Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc dưới bài viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận