06/06/2011 09:26 GMT+7

Khắc phục 6 trục trặc thường gặp với ống kính khi chụp ảnh

NHẬT VƯƠNG tổng hợp
NHẬT VƯƠNG tổng hợp

TTO - Trong quá trình tác nghiệp với máy ảnh, đôi khi bạn gặp phải những vấn đề tương đối bất ngờ. Tuy việc xử lý giải quyết không hẳn đã quá phức tạp, nhưng bạn cần nắm rõ để tránh ảnh hưởng tới công việc.

Vo6t1ljd.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: Internet

Sau đây là 6 lỗi thường gặp nhất với ống kính máy ảnh và cách khắc phục.

1. Ống kính bị mờ

Trong trường hợp này, bạn sẽ gặp phải tình trạng có một nguồn ánh sáng chói ở khung hình hoặc khi ngắm, đối tượng ở phía trước có một số đốm sáng rải rác “ngự trị”, dẫn đến bức ảnh chụp có thêm bóng mờ, độ tương phản, vẻ rực rỡ vốn có của cảnh bị giảm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng thấy một số đốm sáng nhiều chiều ở kính ngắm, làm ảnh hưởng tới chất lượng tác phẩm sẽ chụp.

8JDNSoFj.jpgPhóng to
Ảnh chụp bị bóng mờ
v18X36Th.jpg
Ảnh trở nên sáng rõ hơn sau khi khắc phục bằng một vài thao tác đơn giản

Giải pháp: Để có được kết quả ghi hình tốt nhất từ các ống kính bạn có, hãy giữ máy khi chụp để lấy hình các đối tượng ở cảnh mà không có đốm, và khớp với loa che nắng (len hood). Nếu bạn không có loa che nắng, hoặc ngay cả trường hợp thiết bị phụ kiện này không đủ giúp bạn, hãy dùng tay hoặc tấm giấy nhỏ để che ống kính, tránh những bóng mờ không muốn. Chắc chắn bạn sẽ có được những bức ảnh như ý.

2. Hiện tượng 4 góc ảnh bị tối (Vignetting)

Khi gặp phải trường hợp này, các bức ảnh của bạn sẽ có hiện tượng bốn góc khung hình trở nên tối hơn. Nguyên nhân có thể nằm ở rìa ống kính (hơi dày), do kính lọc hoặc loa che nắng.

f26IBfRj.jpgPhóng to
Đôi khi ảnh gặp phải hiện tượng vignetting lại trở nên giàu cảm xúc hơn

Tình trạng ảnh vignetting tối 4 góc cũng có thể bắt nguồn từ việc người dùng chụp bằng ống kính góc rộng với khẩu độ mở. Trong một số trường hợp, những bức ảnh vignetting có thể giúp bạn làm nổi bật, gây sự chú ý tới đối tượng trung tâm ảnh.

Giải pháp: Trong lúc chụp, nếu thấy ở góc có hiện tượng tối hơn thông thường, bạn hãy đặt khẩu độ hẹp lại. Ngoài ra, sử dụng bộ lọc chữa lỗi ống kính Len Correction trong Photoshop cũng sẽ giúp bạn giải quyết được trục trặc này (Vào FilterDistortLensCorrection).

3. Ảnh bị méo theo hướng thẳng đứng

Trục trặc này thường gặp khi bạn chụp các tòa nhà cao tầng từ dưới hướng lên, sử dụng ống kính góc rộng và vừa. Nghiêng ống kính sẽ làm méo mó vẻ tráng lệ của cảnh, khiến cho hướng thẳng đứng của tòa nhà đều dồn về phía trên cùng của khung ảnh.

8O5BRmZY.jpgPhóng to
Một bức ảnh bị méo theo chiều thẳng đứng

Giải pháp: Bạn có thể sử dụng loại ống kính trượt cao cấp (bằng cách mua hoặc thuê vì giá khá đắt). Khi chụp, nhờ loại ống kính này, ảnh của bạn sẽ có được độ cao phía trên sâu hơn trước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc Lens Corrention trong Photoshop để xử lý.

4. Ảnh bị méo ở rìa cạnh

Khi gặp phải trục trặc này, bạn sẽ thấy phần ảnh ở giữa có vẻ phình ra theo dạng hình cầu, trong khi rìa ảnh bị uốn cong. Nguyên nhân của hiện tượng méo hình ở rìa ảnh (barrel distrotion) có thể bắt nguồn từ thiết kế dạng hình cầu của thấu kính người chụp sử dụng.

FIPPQTvU.jpgPhóng to
Chỉ cần… lùi một vài bước để tránh bị lỗi khi chụp hình

Để giải quyết, thay vì tiến lại gần và thu nhỏ lại để khung hình vừa với đối tượng, bạn có thể lùi lại một vài bước và tiến hành phóng to đối tượng. Bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc Correct Camera Distortion của Photoshop để sửa một cách đơn giản.

5. Màu sắc không chuẩn

Khi phóng to ảnh, quan sát ở các đối tượng cây cối hoặc tòa nhà giữa nền trời trắng, bạn có thể dễ dàng thấy tác phẩm của mình có quá nhiều màu đỏ, màu xanh lá mạ, vàng hoặc xanh da trời ở những viền ảnh có độ tương phản cao… Nguyên nhân nằm ở ống kính tập trung lấy nét nhiều bước sóng ánh sáng ở các điểm khác nhau.

FUILLuJQ.jpgPhóng to
Sử dụng các bộ lọc trong Photoshop để khắc phục lỗi ảnh

Để giảm hiện tượng sai sắc, các nhà thiết kế ống kính thường sử dụng cặp thấu kính có độ khúc xạ khác nhau nhằm làm giảm độ khúc xạ. Các loại ống kính chất lượng cao (thường đắt) thường gồm các thành phần làm từ những loại kính phức hợp chuyên biệt, có khả năng hạn chế tối đa tình trạng tán xạ của ánh sáng, chẳng hạn Nikon ED (Extra-low Dispersion) hay Canon UD (Ultra-low Dispersion).

Để giảm tải tình trạng sai sắc, bạn có thể sử dụng Photoshop hoặc Lightroom để chỉnh sửa ảnh thông qua định dạng RAW.

6. Nhiễu xạ thấu kính

Ngay cả khi có tay nghề cao và máy móc tốt, các bức ảnh vẫn có thể chưa làm hài lòng bạn. Một hiện tượng thường xảy ra là các bức ảnh mất mất các nét chi tiết quan trọng mà nguyên nhân nằm ở hiện tượng nhiễu xạ thấu kính. Khi bạn sử dụng độ mở nhỏ để đạt được độ sâu trường ảnh lớn hơn, ảnh sẽ mở đi đôi chút.

UkDQtIOi.jpgPhóng to
Sử dụng thấu kính với độ mở nhỏ nhất như f/22 có thể làm ảnh mờ hơn đôi chút, do hiện tượng nhiễu xạ thấu kính

Để khắc phục tình trạng này, khi có thể, bạn hãy tránh sử dụng độ mở nhỏ nhất của thấu kính (như f/22 hay f/29). Đó cũng là lí do vì sao khi chụp phong cảnh, các “phó nháy” chuyên nghiệp thường đặt thông số này là f/16.

NHẬT VƯƠNG tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên