Bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng |
Bà Lê Thị Nga nói:
Chúng ta thường nói với nhau rằng để chống tham nhũng thì phải có cơ chế để đối tượng “không thể, không dám, không muốn” tham nhũng. Trong tình hình hiện nay, theo tôi nên tập trung vào các giải pháp “hai không” là "không thể và không dám", nghĩa là xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo bịt được các kẽ hở để tham nhũng và xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng.
* Nếu như sự việc diễn ra ở góc khuất thì làm sao camera ghi hình được? - Trong ngành công an đã có quy định CSGT không được đứng ở góc khuất, nếu anh vẫn đứng ở góc khuất thì đó là vi phạm quy định. Hơn nữa hiện nay Công an Hà Nội đang tích cực lắp camera để xử phạt nguội. Khi xử phạt nguội bằng camera thì dĩ nhiên đã loại trừ khả năng có tiêu cực trực tiếp trên hiện trường. |
Còn bây giờ nếu kêu gọi “không muốn” thì rất không khả thi. Giả sử tăng lương cho cán bộ rồi nói rằng anh đã có lương cao rồi, không được tham nhũng nữa là không thực tế, bởi chắc chắn có những người lương cao mà vẫn tham nhũng.
Giải pháp hàng đầu là phải tăng cường công khai, minh bạch. Báo cáo của Mặt trận tổ quốc phản ánh cử tri bức xúc tình trạng tham nhũng, nhất là tham nhũng vặt vẫn diễn ra phổ biến.
Tham nhũng vặt là tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, lót tay với số lượng tiền không quá lớn, diễn ra thường xuyên, khá công khai ở nơi làm việc như tại bệnh viện, nơi cung cấp các dịch vụ, trên đường giao thông...
Nếu chúng ta tổ chức giám sát tốt những nơi đó thì sẽ ngăn chặn, đẩy lùi tình tình trạng này. Tôi nói ví dụ như kết nối toàn bộ hệ thống camera của các cơ quan hiện đang đặt tại địa bàn Hà Nội về một trung tâm điều hành chung, rồi theo dõi chặt chẽ, khách quan thì làm sao cảnh sát giao thông (CSGT) có thể nhận tiền lót tay của người tham gia giao thông được.
* Liệu các hệ thống camera như bà vừa nêu có phủ được hết những địa điểm cần theo dõi?
- Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 5 hệ thống camera với tầm bao quát rộng, gồm có: hệ thống camera của VOV giao thông, của Công an Hà Nội, của Bộ tư lệnh cảnh vệ, của Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, và của các đơn vị bảo vệ mục tiêu (ví dụ bảo vệ các Đại sứ quán).
Tuy rằng mỗi hệ thống có chức năng khác nhau, nhưng nếu như chúng ta tích hợp các hệ thống này và đầu tư thêm thì không những có thể giám sát được CSGT mà còn giám sát được cả người tham gia giao thông, đồng thời có thể rút bớt được số lượng CSGT tại hiện trường và khai thác phục vụ điều tra chống tội phạm nơi công cộng.
Nếu cả CSGT và người tham gia giao thông biết rằng hành vi đưa và nhận hối lộ của mình đã được ghi lại qua camera và được sử dụng làm bằng chứng để xử lý thì liệu họ có còn dám thực hiện?
Chắc chắn là không! Tích hợp lại còn tiết kiệm được cả tiền, cả người điều hành và cũng không ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan vì hệ thống camera có thể dùng chung, còn khai thác hình ảnh là quyền của từng cơ quan chức năng.
Giảm 50% xe né trạm thu phí nhờ camera ghi hình Theo Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ hạ tầng TP.HCM (đơn vị quản lý thu phí), sau 5 ngày thực hiện truy thu phí xe ôtô né trạm thu phí Xa lộ Hà Nội (Q.9, Thủ Đức) bằng lắp camera ghi hình ô tô trên đường Nam Hòa (Q.9) thì số lượng xe đi vào đường này giảm hơn 50%. Việc truy thu phí đã giúp cho đơn vị thu phí tăng nguồn thu và cư dân trên đường Nam Hòa giải tỏa được bức xúc vì trước đây nhiều xe né trạm vào đường chật hẹp tạo mật độ xe lưu thông cao khiến đường bị hư hỏng nhiều. Hệ thống camera ghi nhận hình ảnh, biển số xe và số lần xe ô tô lưu thông qua cầu Rạch Chiếc vào đường Nam Hòa. Theo đó, khi xe lưu thông qua trạm thu phí xa lộ Hà Nội sẽ phải nộp bổ sung cước thu phí theo số lần phương tiện lưu thông qua đường Nam Hòa. N.ẨN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận