25/02/2010 07:18 GMT+7

Indonesia lên kế hoạch dời thủ đô

Chuyên gia quy hoạch đô thị Deden Rukmana
Chuyên gia quy hoạch đô thị Deden Rukmana

TT - Jakarta đã là trung tâm diễn ra mọi hoạt động của đất nước Indonesia trong gần 500 năm qua. Nhưng nay các nhà quy hoạch đô thị ở quốc gia đông dân thứ tư thế giới này lại đang tính đến việc kết thúc vai trò lịch sử ấy của thủ đô hiện hành.

ayQzzirF.jpgPhóng to
Người dân Jakarta thường xuyên phải sống chung với lũ ngay giữa trung tâm thành phố.

Không có giải pháp rẻ tiền để giải quyết những vấn đề của Jakarta. Khi những trận lụt năm 2007 xảy ra, có thể thấy ảnh hưởng của thành phố này đối với đất nước. Trong nhiều ngày, Jakarta tê liệt và nền kinh tế của Indonesia hoàn toàn ngưng trệ

Mắc kẹt trong tình trạng giao thông quá tải, rác đô thị và ngập nước hằng năm..., cơ sở hạ tầng của thành phố ở đông bắc bờ biển Java này đã bị đẩy tới những giới hạn cuối cùng khi dân số vượt qua ngưỡng 12 triệu người. Mỗi năm, tình trạng ngập nước làm hàng nghìn người mất nhà cửa và gây ra thiệt hại nhiều triệu USD. Tình hình được dự báo còn tồi tệ hơn khi mực nước biển dâng cao, còn các kênh rạch thoát nước trong thành phố bị ứ nghẽn vì rác thải.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy đến năm 2025, mực nước biển có thể dâng cao lên đến... phủ tổng thống hiện giờ nằm ngay trung tâm Jakarta. Dễ hiểu vì sao mới đây Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nhắc lại kế hoạch di dời thủ đô đến một địa điểm mới. “Ý tưởng di dời trung tâm hành chính cần được xem xét và triển khai một lần nữa do Jakarta đã trở nên quá đông đúc” - ông Yudhoyono nói với các nhà báo hồi tháng 12-2009.

Những đề xuất tương tự từng được đưa ra dưới thời các tổng thống Sukarno và Suharto nhưng chưa bao giờ được thực hiện. “Chúng ta có thể làm được, nhưng cần sự cam kết bền vững về mặt chính trị. Malaysia đã dời (trung tâm hành chính quốc gia) đến được Putrajaya nhờ vào sức mạnh của Mahathir Mohamad. Nếu có một kế hoạch tốt, chúng ta có thể xây nên thành phố từ đống đổ nát, như Brasilia ở Brazil” - chuyên gia quy hoạch đô thị Deden Rukmana khẳng định.

Năm 1999, Malaysia, nước láng giềng của Indonesia, đã di dời thành công trung tâm hành chính quốc gia tới Putrajaya, cách Kuala Lumpur 25km, giải tỏa tình trạng quá tải cho thủ đô và đây là một kinh nghiệm tốt mà Jakarta đang xem xét áp dụng.

Yd5W8ZbQ.jpgPhóng to
Cảnh kẹt xe khủng khiếp ở một con đường hướng ra ngoại ô Jakarta trong dịp lễ Hồi giáo Eid al-Fitr tháng 9-2009 - Ảnh: Reuters

Jakarta nằm trên đảo Java, đảo đông dân nhất trong số khoảng 17.000 hòn đảo của Indonesia, cũng là nơi tập trung sắc dân đông nhất ở Indonesia là người Java. Những cư dân ở đó tất nhiên không muốn đánh mất vị trí trung tâm quyền lực quốc gia.

Trước kia, cố tổng thống Suharto từng đề xuất dời đô đến Jonggol, cách Jakarta 50km về phía đông, nhưng ý tưởng này đã tan thành mây khói khi ông từ chức năm 1998. Tổng thống đầu tiên của Indonesia Sukarno từng đề nghị dời thủ đô đến Palangkaraya trên đảo Kalimantan, một ý tưởng được coi là dũng cảm khi chuyển trung tâm quyền lực quốc gia khỏi Java. “Đó là một đề xuất hợp lý... Nếu chúng ta chuyển đến Jonggol, chúng ta vẫn ở trung tâm Jakarta và những vấn đề hiện giờ sẽ tiếp tục đeo bám chúng ta” - Rukmana cảnh báo.

Thật ra chính quyền thành phố hiện cũng đang đưa ra một kế hoạch khá tham vọng nhằm quy hoạch lại khu đô thị trung tâm trong vòng 20 năm tới. Theo đó, dân số sẽ được hạn chế ở mức 10 triệu người, mở rộng các khoảng xanh và cắt giảm khí thải cacbon 30% so với hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nạn tham nhũng và tình trạng quản lý yếu kém khiến không nhiều người tin vào kế hoạch đó của thị trưởng Fauzi Bowo.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo tình trạng kém ý thức của người dân, phớt lờ các vấn đề môi trường cộng thêm các chính sách không rõ ràng của chính quyền có thể đẩy Jakarta vào một tương lai bất ổn. “Jakarta là một thành phố hiện đại nhưng người dân cư xử như ở nông thôn, không trật tự, xả rác bừa bãi và chẳng bao giờ quan tâm đến môi trường” - giảng viên Yayat Supriyatna của Đại học Trisakti nhìn nhận.

Trong khi đó, chuyên gia quy hoạch đô thị Gordon Grant Benton lại khẳng định Jakarta phải được thay đổi, bắt đầu từ “ý chí chính trị” của những người cầm quyền. Benton nhấn mạnh các nhà phát triển bất động sản thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận với những dự án khổng lồ ở thủ đô, trong khi điều mà thành phố cần là các khoảng xanh và sự phát triển bền vững. Hiện Jakarta đã trở thành một thành phố bêtông với những trung tâm mua sắm và các tòa nhà chọc trời đua nhau mọc lên. Cơ quan quản lý công viên và nghĩa trang Jakarta cho biết hiện diện tích cây xanh chỉ chiếm 7% diện tích thành phố với khoảng 6.240ha, còn xa mới đạt mức 30%, tức 19.500ha, theo mục tiêu đặt ra trong đồ án quy hoạch của thị trưởng Bowo.

Không ai dám chắc tổng chi phí cho việc dời thủ đô là bao nhiêu, nhưng báo chí trong nước đưa tin hơn 5,8 tỉ USD đã được huy động từ người dân để chuẩn bị cho cuộc di dời. Các chuyên gia quy hoạch đô thị cũng khẳng định số tiền bỏ ra là không nhỏ, nhưng nếu không sớm hành động kiên quyết thì cái giá phải trả còn cao hơn nhiều.

Chuyên gia quy hoạch đô thị Deden Rukmana
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên