30/08/2013 00:47 GMT+7

Hóng chuyện Milan Kundera

NGUYỄN DANH LAM
NGUYỄN DANH LAM

TT - Sau loạt tiểu thuyết và gần đây nhất là tập truyện ngắn Những mối tình nực cười và tiểu thuyết Vô tri, Milan Kundera vừa trở lại cùng độc giả VN với tập tiểu luận Một cuộc gặp gỡ (Nguyên Ngọc dịch). Tiếp nối tinh thần của Nghệ thuật tiểu thuyết, Tiểu luận... của Kundera (cùng một dịch giả, đã được xuất bản tại VN), Một cuộc gặp gỡ có phần “nhẹ nhàng” hơn về nội dung cũng như độ dày ấn bản.

jRqzOPzg.jpgPhóng to
Sách do Nhã Nam và NXB Văn Học ấn hành

Không có những chuyên luận riêng về văn học cũng như việc viết, ở Một cuộc gặp gỡ, Milan Kundera ngả sang hướng phê bình, bình luận một tác phẩm văn học nghệ thuật cụ thể. Cái nhìn của ông quét... mênh mông và sâu thẳm, từ văn học đến hội họa, sang âm nhạc và cả điện ảnh, kịch nghệ. Song với Kundera, chưa bao giờ là một nhà “điểm sách- họa- nhạc- phim” đơn thuần, ông tách vỉa mỗi tác phẩm, tác giả bằng một cái nhìn riêng biệt, thậm chí là một nhát cắt khu biệt.

Cách nhìn của ông có thể khiến người đọc choáng váng, thích thú, bên cạnh nỗi bối rối, hoang mang. Bước vào tiểu luận của Milan Kundera là bước vào một khu rừng lạ, trong ấy tác giả không cung cấp bản đồ. Hoặc như một kẻ... hóng chuyện, ngồi cạnh cuộc trao đổi của ông với... chính ông, với “cảnh giới” và đẳng cấp của ông.

Có một sự thật, hầu như tất cả những gì Milan Kundera soi chiếu trong tập tiểu luận này, hội họa của Francis Bacon (1909 - 1992), âm nhạc của Janácek (1854 - 1928) - tác giả của bản Sinfonietta, xuyên suốt bộ tiểu thuyết 1Q84 (Haruki Murakami), văn chương của Malaparte (1898 - 1957)... đều khá xa lạ với không ít độc giả. Nhưng bằng cách ngồi “nghe ông nói”, vẫn có thể rút ra vô số điều đáng giá từ cuộc “hóng chuyện” này. Ðó là cách ông nhìn nhà văn Philip Roth như một “vị giáo sư về ham muốn”, hay ông thấy trong Trăm năm cô đơn của Marquez cái vô thức... ghét sinh đẻ, hoặc nữa, sự “thô bạo” của họa sĩ Francis Bacon...

Choáng, sợ, kính và cả... bực, bởi Milan Kundera đầy lý tính. Song vẫn bắt buộc phải đọc ông. Không phải để xưng... đã đọc ông, mà thật sự thấy ở ông cái cần phải đọc.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

NGUYỄN DANH LAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Sau lo\u1ea1t ti\u1ec3u thuy\u1ebft v\u00e0 g\u1ea7n \u0111\u00e2y nh\u1ea5t l\u00e0 t\u1eadp truy\u1ec7n ng\u1eafn Nh\u1eefng m\u1ed1i t\u00ecnh n\u1ef1c c\u01b0\u1eddi v\u00e0 ti\u1ec3u thuy\u1ebft V\u00f4 tri, Milan Kundera v\u1eeba tr\u1edf l\u1ea1i c\u00f9ng \u0111\u1ed9c gi\u1ea3 VN v\u1edbi t\u1eadp ti\u1ec3u lu\u1eadn M\u1ed9t cu\u1ed9c g\u1eb7p g\u1ee1 (Nguy\u00ean Ng\u1ecdc d\u1ecbch). Ti\u1ebfp n\u1ed1i tinh th\u1ea7n c\u1ee7a Ngh\u1ec7 thu\u1eadt ti\u1ec3u thuy\u1ebft, Ti\u1ec3u lu\u1eadn... c\u1ee7a Kundera (c\u00f9ng m\u1ed9t d\u1ecbch gi\u1ea3, \u0111\u00e3 \u0111\u01b0\u1ee3c xu\u1ea5t b\u1ea3n t\u1ea1i VN), M\u1ed9t cu\u1ed9c g\u1eb7p g\u1ee1 c\u00f3 ph\u1ea7n \u201cnh\u1eb9 nh\u00e0ng\u201d h\u01a1n v\u1ec1 n\u1ed9i dung c\u0169ng nh\u01b0 \u0111\u1ed9 d\u00e0y \u1ea5n b\u1ea3n." />