Học sinh hệ 9+ Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM trong một tiết học - Ảnh: NHƯ HÙNG
Theo đó, hai môn học bắt buộc là toán và ngữ văn, mỗi môn có thời lượng 270 tiết. 5 môn lựa chọn là vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, mỗi môn 180 tiết.
Với mỗi ngành, nghề của giáo dục nghề nghiệp, học sinh học ít nhất 4 môn học, gồm 2 môn bắt buộc và ít nhất 2 môn lựa chọn.
Cùng với dự thảo, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố quy định khối lượng kiến thức của từng môn học, được thiết kế cho học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trên cơ sở đó, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định các môn học lựa chọn theo quy định, thời điểm tổ chức giảng dạy và thi kết thúc các môn học.
Ngoài ra, các cơ sở sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy các môn học bảo đảm nội dung kiến thức, tổ chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, xác nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh.
Học sinh có điểm thi kết thúc môn học của tất cả các môn học theo ngành, nghề đào tạo đạt từ 5.0 điểm trở lên được xác nhận là đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT đối với các môn học được giảng dạy theo ngành, nghề đó.
Học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT được bảo lưu khối lượng kiến thức văn hóa THPT nếu có nguyện vọng hoàn thành chương trình giáo dục THPT.
Thời gian qua, nhiều trường nghề trên cả nước đã lên tiếng đề nghị Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT thay cho quy định cũ có phần lỗi thời.
Ngoài ra, các trường cũng mong muốn Bộ LĐ-TB&XH sớm làm việc cùng Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định việc giảng dạy văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mở đường cho phép trường nghề được giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận