23/02/2014 15:27 GMT+7

Học kinh tế phải biết mánh khóe, mưu mô?

VĨNH HÀ - NGỌC HÀ - THÂN HOÀNG - Ảnh: QUANG THẾ
VĨNH HÀ - NGỌC HÀ - THÂN HOÀNG - Ảnh: QUANG THẾ

TTO - Dù trời mưa rét nhưng sáng 23-2, hàng ngàn học sinh đất Cảng (Hải Phòng) đã có mặt tại sân Trường ĐH Hàng hải Việt Nam để tham dự buổi tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Hơn 5.000 ghế được chuẩn bị đã kín chỗ.

VMU5Teot.jpgPhóng to
Phần tư vấn ở khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, báo chí, trường nghề...

Rất nhiều học sinh đến chương trình với định hướng rõ ràng mình sẽ dự thi vào khối ngành nào nên nhiều em đã tới thẳng các khu tư vấn chuyên sâu để chờ đợi tới phần tư vấn cụ thể cho ngành nghề mà mình quan tâm. Bên cạnh những câu hỏi về cơ hội công việc, nhiều học sinh muốn quan tâm sâu hơn tới định hướng nhân lực trong tương lai, những kỹ năng mềm cần có để có thể tham gia thị trường lao động ngay sau khi ra trường. Đặc biệt, có khá nhiều học sinh bày tỏ suy nghĩ muốn học để trở lại đất Cảng quê hương làm việc.

SFkl7x44.jpg
Học sinh Hải Phòng sôi nổi trao đổi tại ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp

Trường quân đội, công an được quan tâm đặc biệt

Ngay khi chương trình tư vấn chính thức của nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn, sư phạm, báo chí, công an, quân đội… chưa bắt đầu, ban tổ chức đã bất ngờ nhận được hơn 100 câu hỏi liên tiếp được chuyển đến từ thí sinh.

BSjZLNvQ.jpg
Học sinh nhóm ngành quân đội, công an, sư phạm nghe tư vấn về kỳ tuyển sinh sắp tới

Khối ngành công an và quân đội được thí sinh quan tâm đặc biệt về điều kiện sơ tuyển và “hậu kiểm”, tiêu chuẩn sức khỏe sau khi trúng tuyển vào trường. Theo các thầy trong ban tư vấn, ngoài sơ tuyển trước khi thí sinh dự thi vào trường thì ngay cả khi trúng tuyển, thí sinh vẫn phải qua vòng kiểm tra sức khỏe tại các bệnh viện quân đội, công an. Trong trường hợp ở khâu “hậu kiểm” này thí sinh không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe sẽ không được học tại hệ đào tạo công an và quân sự, có thể chuyển sang hệ đào tạo dân sự hoặc đăng ký xét nguyện vọng bổ sung ở các trường ĐH, CĐ khác.

Nhiều thí sinh băn khoăn các trường công an, quân đội có điểm chuẩn dành cho phía Bắc và phía Nam là như thế nào? Thiếu tá Đỗ Thành Tâm - Học viện Phòng không không quân - tư vấn: Ở những trường công an, quân đội áp dụng hai mức điểm cho phía Bắc và phía Nam thì mức điểm chuẩn đó áp dụng theo hộ khẩu thường trú của thí sinh, chứ không phụ thuộc vào địa chỉ đóng quân của trường đào tạo.

53IkdsOB.jpg
Tiến sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - trả lời các câu hỏi của học sinh tại ngày hội
G1DNTWhw.jpg
Học sinh nhận thông tin về tư vấn tuyển sinh và quà tặng của báo Tuổi Trẻ

Đến với chương trình tư vấn tuyển sinh tại Hải Phòng, TS Nguyễn Thị Kim Phụng - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), không chỉ tư vấn thí sinh về ngành nghề, chương trình đào tạo nói chung mà còn chia sẻ những thông tin thú vị về chuyên ngành luật là chuyên môn sâu của TS Phụng.

Một thí sinh bày tỏ sự băn khoăn trong lựa chọn trường đào tạo luật và đặt vấn đề: Đào tạo luật tại Khoa Luật của ĐH Quốc gia HN và Trường ĐH Luật HN có gì khác nhau và cơ hội việc làm khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế tại Trường ĐH Luật HN khác gì so với ĐHQG HN?

Đáp lại sự quan tâm này, TS Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ: với ngành luật thì cả hai trường đều có diện tuyển sinh rộng ở cả bốn khối A, B, C, D. “Tuy nhiên, riêng với chuyên ngành hẹp như thí sinh hỏi thì ở ĐHQG HN đào tạo luật kinh doanh, còn Trường ĐH Luật HN đào tạo ngành luật kinh tế nên chương trình đào tạo có những điểm khác nhau. Theo kinh nghiệm theo dõi tuyển sinh các năm qua thì thấy rằng ngành luật kinh tế ĐH Luật HN thường có điểm chuẩn cao hơn luật kinh doanh của ĐHQG HN” - TS Phụng lưu ý.

TS Phụng cũng cho rằng cơ hội việc làm với SV tốt nghiệp ngành luật hiện nay rất lớn vì ngoài làm luật sư chuyên nghiệp, thì người có bằng luật có thể làm ở các bộ, ban, ngành, các công ty, tập đoàn lớn đều cần có cán bộ pháp chế.

BY2c2c5E.jpg
Do trời mưa nên nhiều phụ huynh đã phải đưa con em đến nơi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp

Ngành kinh tế cần phải biết mánh khóe, mưu mô?

Một câu hỏi khá thú vị của một em hoc sinh làm không khí khu tư vấn nóng lên: “Em là người hiền lành, thẳng thắn, đơn giản thì em có thể học kinh tế không? Em rất thích học kinh tế nhưng lo lắng vì em nghe nói làm kinh tế cần phải có mánh khóe, mưu mô?”.

TS Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, đã mang tới sự yên tâm cho em học sinh khi cho rằng “Trong kinh doanh phải có đạo đức kinh doanh. Người kinh doanh giỏi phải là người có kiến thức kinh doanh và luật pháp. Các bạn tính tình hiền lành, thẳng thắn hoàn toàn có thể trở thành một nhà kinh tế giỏi vì bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, các bạn sẽ được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết. Vì thế em có thể yên tâm học kinh tế, chỉ cần chăm chỉ học tập”.

0PcsPRDo.jpg
Học sinh cầm ô che mưa

Nhiều ngành lạ được quan tâm

TS Phạm Xuân Dương, phó hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, nhận được khá nhiều câu hỏi, trong đó sự quan tâm tập trung nhiều nhất tới những chuyên ngành “lạ” và “mới”, khác hẳn với những ngành truyền thống của trường này.

Có tới hơn chục học sinh quan tâm tới nhành logistics, luật và bảo hiểm hàng hải. “Logistics là chuyên ngành còn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng rất phổ biến trên thế giới. Sinh viên học chuyên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa trong lĩnh vực vận tải sao cho quá trình quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Chính phủ Nhật Bản chọn Trường đại học Hàng hải Việt Nam để viện trợ thành lập Trung tâm Logistics tiểu vùng sông Mekong”, thầy Dương cho biết và nhiều học sinh đã bày tỏ ngay mong muốn được học ngành này.

uz2yDcEI.jpg
Ban tư vấn trả lời những thắc mắc của học sinh trong phần tư vấn chung tại ngày hội

Ngành quản lý nhân lực cũng là một trong những ngành thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh ở nhóm ngành kinh tế. Ngành này có ở một số trường nhưng chương trình đào tạo có giống nhau không, học sinh được trang bị kiến thức gì? Cơ hội công việc sau này? - Đây là những câu hỏi được đặt ra với hai thầy cô tới từ khối trường kinh tế là TS Lê Thu Thủy (ĐH Ngoại thương) và PGS-TS Nguyễn Quang Dong (ĐH Kinh tế quốc dân).

Hàng chục câu hỏi được chuyển trực tiếp tới các thầy cô với những mong muốn được giải đáp cặn kẽ khiến các thầy cô trong ban tư vấn phải trả lời theo “nhóm vấn đề” với mong muốn đáp ứng nhiều nhất câu hỏi của các bạn học sinh. Một số học sinh nội thành Hải Phòng đặc biệt quan tâm tới những chương trình tiên tiến, cơ chế cho phép sinh viên học hai ngành đào tạo hoặc học ngành liên kết quốc tế vì với các em yếu tố khuyến khích sinh viên tài năng là một trong những tiêu chí để các em chọn ngành học.

Theo TS Lê Thị Thu Thủy, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương có đủ trình độ ngoại ngữ cần thiết và kết quả học tập các năm đầu tại trường tốt có cơ hội được gửi đi học tiếp tại các trường có uy tín của nước ngoài.

RWjir5t5.jpg
Học sinh nhóm ngành quân đội, công an, sư phạm đặt câu hỏi với ban tư vấn
zIXKV8ZL.jpg
8g mới diễn ra lễ khai mạc, tuy nhiên từ 7g15 đã có rất đông học sinh đến từ nhiều trường THPT trên địa bàn TP Hải Phòng đến tham dự ngày hội

Học sinh nông thôn có cơ hội việc làm tốt?

Tại khu tư vấn về kỹ thuật, công nghệ, y dược nông lâm, rất nhiều học sinh cùng chung băn khoăn học ngành gì dễ kiếm việc làm? Ở Hải Phòng đang thiếu nhân lực ngành nghề gì?

Gỉa đáp những băn khoăn chung của các bạn học sinh, ông Bùi Văn Thụ, trưởng phòng quản lý lao động, Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, cho biết ở Hải Phòng hiện có khoảng 200 doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài. Trong những năm tới, nhu cầu tuyển nhân lực các khối ngành kinh tế, kỹ thuật của các doanh nghiệp tại Hải Phòng khá lớn. “Quan trọng là vào trường đại học các em chịu khó học tập để trau dồi kiến thức nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp ra trường các em muốn về quê hương lập nghiệp thì nộp hồ sơ, Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng sẽ căn cứ nhu cầu của các doanh nghiệp, giới thiệu các em đến tham gia tuyển dụng những ngành nghề phù hợp”, ông Thụ chia sẻ.

Nhiều thí sinh quan tâm đến điểm đầu vào của các trường. Có bạn học sinh đặt câu hỏi: “Đại học Y dược Hải Phòng năm ngoái lấy 25,5 điểm thì năm nay có lấy cao vậy không? Cháu không đủ điểm vào y đa khoa mà thi vào khoa răng hàm mặt thì sau này có được làm bác sĩ không?”. Trả lời câu hỏi này, thạc sĩ Nguyễn Hải Ninh, phó trưởng phòng đào tạo Đại học Y dược Hải Phòng, cho biết: “Điểm đầu vào của Đại học Y dược Hải Phòng nằm trong tốp trường có điểm cao, dao động ở mức 24,5-25,5 điểm. Những bạn đăng ký học ngành răng hàm mặt sau này ra trường hoàn toàn đủ điều kiện được công nhận là bác sĩ”.

Xuất phát từ 5 giờ sáng

Từ 5g sáng, 13 bạn sinh viên tình nguyện Trường đại học Hàng hải Việt Nam đã tập trung tại trường để lên xe ôtô đi về các huyện xa ở Hải Phòng như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, An Lão đón các em học sinh về tham dự chương trình. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, đội sinh viên tình nguyện đã đi cùng các thầy cô giáo trên tuyến đường, nắm thông tin liên lạc kịp thời với từng học sinh ngoại thành trong diện được chọn đi dự chương trình.

cYmanKWK.jpgPhóng to
VĨNH HÀ - NGỌC HÀ - THÂN HOÀNG - Ảnh: QUANG THẾ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên