05/05/2011 20:43 GMT+7

Hóa thạch kiến khổng lồ

THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN

TTO - Các nhà khoa học vừa công bố hóa thạch của loài kiến khổng lồ mà loài này từng xâm chiếm các khu rừng thuộc bang Wyoming, Mỹ cách nay 50 triệu năm, qua đó làm sáng tỏ kiểu khí hậu Bắc cực cổ đại tác động đến sự phân bố của chúng.

7kz0Ub08.jpgPhóng to

Hóa thạch kiến chúa có cánh khổng lồ Titanomyrma lubei có kích thước cơ thể tương đương loài chim ruồi Selasphorus rufus - Ảnh: Bruce Archibald

Theo tạp chí khoa học New Scientist, hóa thạch kiến khổng lồ này thuộc loại kiến chúa có cánh, có tên khoa học là Titanomyrma lubei, có chiều dài cơ thể khoảng 5cm, kích thước cơ thể của nó tương đương với loài chim ruồi hiện đại có màu hung đỏ Selasphorus rufus.

Theo nhà khoa học Bruce Archibald - tác giả chính của nghiên cứu hóa thạch kiến này - công tác tại ĐH Simon Fraser, tỉnh British Columbia (Canada), các loài kiến lớn ngày nay chỉ được tìm thấy ở vùng nhiệt đới, trong đó những con kiến chúa có cánh thuộc loài Dorylus wilverth sống tại rừng nhiệt đới châu Phi có kích thước tương đương kiến cổ đại Titanomyrma lubei.

Ông Archibald cho hay có thể kiến Titanomyrma lubei đã di chuyển từ châu Âu đến được châu Mỹ thông qua Bắc cực. Các đây 50 triệu năm, khí hậu Trái đất ấm hơn rất nhiều so với ngày nay, ở thời điểm đó - theo các nhà khoa học nói trên tạp chí Live Science (Mỹ) - Bắc cực mang tính chất khí hậu ôn đới hơn là một xứ sở thần tiên mùa đông, đó là lý do tại sao kiến Titanomyrma lubei có thể vượt qua được Bắc cực.

THIÊN NHIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên