Dư âm phố cổ (tranh giả, họa sĩ Phạm An Hải) - Ảnh: NVCC |
* Được biết ngày 9-8 trên mạng xã hội, họa sĩ đã công bố về việc tranh của mình bị làm giả và mạo danh. Cụ thể sự việc ra sao?
- Nhà sưu tập C.H.L (Hà Nội) từng mua năm bức tranh hồi tháng 5-2017 trị giá 285 triệu đồng từ ông Bảo Khánh (một người rất thân thiết với giới họa sĩ, cũng là người quen của tôi).
Khi nhà sưu tập này đi làm khung, thì chủ xưởng khung tình cờ cũng là một người chơi tranh của tôi phát hiện ra tranh giả, đã chụp hình và gửi lại cho tôi xem.
Trong số 5 bức đó, tôi phát hiện thấy bức Dư âm phố cổ vì hiện tranh gốc vẫn nằm ở nhà tôi.
Và 2 bức của họa sĩ Nguyễn Rô Hùng đã bị xóa tên, ký giả tên tôi.
* Vậy sau khi phát hiện như vậy, họa sĩ đã xử lý ra sao?
- Tôi có gọi điện nói chuyện cho nhà sưu tập và xác nhận cho họ biết đó là tranh giả và mạo danh. Tôi không muốn nhà sưu tập bị thiệt thòi.
Ngoài ra, tôi đăng tải các hình ảnh tranh giả - tranh thật này lên mạng xã hội, công bố rõ sự tình để tránh tình trạng những người khác không biết mua phải.
* Việc xóa tên họa sĩ thật, ký tên anh vào không khác tình trạng tranh mạo danh Thành Chương - Tạ Tỵ?
- Đúng vậy, những kẻ làm giả và buôn bán tranh giả có nhiều chiêu trò. Chúng tìm kiếm các họa sĩ có phong cách vẽ hơi giống nhau để lừa người mua. Chính vì vậy, muốn chơi tranh cũng cần phải hiểu biết và tìm hiểu kĩ.
* Anh dự đoán họ làm giả bức Dư âm phố cổ bằng cách nào khi tranh gốc vẫn chưa được bán ra?
- Bức tranh này, tôi từng chụp hình và đưa lên mạng xã hội nhóm Phạm An Hải Paintings FanClub.
Có lẽ họ đã load bức hình này xuống, nhìn và chép lại. Khi tôi hỏi chuyện nhà sưu tập C.H.L, anh ấy nói đã mua tranh từ ông Bảo Khánh vì tin tưởng khi thấy hình chụp ông Bảo Khánh với tôi.
* Với sự việc buôn bán tranh giả, tranh mạo danh rõ ràng như vậy, anh nghĩ rằng cần xử lý ra sao?
- Thực ra trước kia, tôi từng phát hiện ra nhiều tác phẩm của mình bị làm giả.
Tôi nghĩ muốn xử lý được đến tận cùng vấn nạn tranh giả, cần có pháp chế khác mạnh mẽ hơn, cương quyết đến tận cùng vì đây là hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Thật ra không khó truy cứu kẻ làm tranh giả. Những người yêu tranh, sưu tập tranh nếu mua phải tranh giả sẽ bị thiệt hại rất lớn.
Nếu tình trạng này không xử lý rốt ráo, sẽ khiến các nhà sưu tập tranh hoang mang, lo sợ, mất lòng tin, không biết tranh mình muốn mua là thật hay giả.
Tranh gốc của họa sĩ Nguyễn Rô Hùng - Ảnh: NVCC |
Tranh Nguyễn Rô Hùng bị mạo danh Phạm An Hải - Ảnh: NVCC |
Tranh gốc của họa sĩ Nguyễn Rô Hùng - Ảnh: NVCC |
Tranh Nguyễn Rô Hùng bị mạo danh Phạm An Hải - Ảnh: NVCC |
Dư âm phố cổ (tranh gốc, họa sĩ Phạm An Hải) - Ảnh: NVCC |
Dư âm phố cổ (tranh giả, họa sĩ Phạm An Hải) - Ảnh: NVCC |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận