29/09/2006 10:53 GMT+7

"Hồ sơ" ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa

Nguồn: HÀ THÀNH - Tiền phong
Nguồn: HÀ THÀNH - Tiền phong

Sau khi được thu hồi, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa được Sở Nhà đất cho một người Nhật thuê với giá 5.000 USD/tháng.

wI84gTGC.jpgPhóng to

Ngôi biệt thự này có giá trị thị trường lên tới hàng triệu USD

Nếu thành phố bố trí chỗ ở mới, chắc anh Nghiên đồng ý thôi!Hà Nội: không bán nhà công vụ cho ông Hoàng Văn NghiênChưa có chủ trương bán biệt thự cho ông Hoàng Văn NghiênHà Nội muốn bán biệt thự công cho cựu chủ tịch UBND

Dân phải chuyển đi vì lợi ích công, nhưng…

Một cán bộ trực tiếp thực hiện thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vô cùng bức xúc trước thông tin Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội có ý định bán căn biệt thự này cho ông Hoàng Văn Nghiên.

“Đầu những năm 90 Hà Nội có chủ trương thu hồi 30 biệt thự trên địa bàn thành phố để cho người nước ngoài thuê. Chủ trương này xuất phát từ việc Hà Nội khi đó chưa có khách sạn cao cấp đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài. Hơn thế, việc cho thuê các ngôi biệt thự sẽ giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho Thủ đô” - Vị cán bộ này nhớ lại.

Ai được sử dụng ngôi nhà cũ của ông Nghiên, ông Vượng?

Ngày 4-4-2002, gia đình ông Hoàng Văn Nghiên chuyển nhà từ 406 nhà K11B tập thể Bách Khoa (chứ không phải 404 như báo cáo của Thành ủy Hà Nội) đến 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Ngày 20-2-2003, ông Phạm Anh Tuấn là lái xe của ông Nghiên chuyển đến ở tại phòng 406. Trước đó ông Tuấn ở phòng 302 E3 Bách Khoa.

Sau khi ông Vượng chuyển khỏi nhà 112 K2 tập thể Hào Nam, nhà này được một cán bộ của Văn phòng UBND TP Hà Nội “tiếp quản”.

Vì lý do đó, nhiều cơ quan chức năng của Hà Nội như Sở Nhà đất, Sở Xây dựng, Sở Tài chính... đã vào cuộc tích cực.

Khi đó biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa có 12 hộ dân sinh sống theo diện thuê lại của thành phố. Ban đầu, nhiều hộ dân phản đối gay gắt việc thu hồi biệt thự. Tuy nhiên, khi được tuyên truyền, cơ bản các hộ dân đã đồng tình di chuyển đi vì sự ra đi của họ là vì lợi ích chung. Tất nhiên, những hộ phải di dời đã được thành phố bồi thường thỏa đáng khoảng 50-60 m2 đất/hộ.

Sau khi được thu hồi, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa được Sở Nhà đất cho một người Nhật thuê với giá 5.000 USD/tháng. Họ đã đầu tư khá nhiều tiền để cải tạo ngôi biệt thự. Được vài năm, hợp đồng hết hạn, ngôi biệt thự được cho một cơ quan của thành phố mượn tạm. Đầu năm 2002, ông Hoàng Văn Nghiên và gia đình về ở.

“Nếu biết ngôi biệt thự sẽ dành bán cho cán bộ thành phố ở thì chắc chắn chúng tôi và nhân dân tại 12 Nguyễn Chế Nghĩa không thực hiện việc thu hồi biệt thự này”- Vị cán bộ khẳng định. Trao đổi với Tiền phong, một cán bộ của Sở TNMT&NĐ cho biết, giá thuê nhà biệt thự hiện nay vào khoảng 2.400 đ/m2.

Như vậy thay vì khoản thu cho thuê biệt thự 5.000 USD/tháng, Sở TN-MT&NĐ chỉ thu được khoảng 500.000 đồng/tháng. Và nếu tính từ ngày ông Nghiên về ở biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (4-4-2002) đến nay tròn 54 tháng thì Hà Nội thất thu khoảng 270.000 USD (4 tỷ đồng).

Trong lúc cán bộ, nhân dân Thủ đô còn rất “khó khăn” về chỗ ở thì việc ông Hoàng Văn Nghiên được thuê ở biệt thự quá sang trọng với giá như vậy xem ra không hợp lý lắm. Số tiền cho thuê biệt thự với giá thị trường trong 4 năm này đủ để giải quyết khó khăn nhà ở cho nhiều cán bộ của thành phố.

Hà Nội có thực hiện đúng quy định?

Một cán bộ nguyên là lãnh đạo Sở Nhà đất Hà Nội cho biết, từ năm 1994 Nhà nước đã bãi bỏ việc bao cấp về nhà ở cho cán bộ. Tiền nhà ở được tính vào lương.

Chương 2, điều 5, Nghị định 61 quy định:

Nhà nước thực hiện bán nhà ở cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà ở có điều kiện cải thiện chỗ ở, trừ các loại nhà dưới đây:

- Nhà ở thuộc khu vực quy hoạch xây dựng các công trình khác hoặc cải tạo thành nhà ở mới.

- Nhà chuyên dùng đang bố trí tạm thời làm nhà ở (khách sạn, nhà nghỉ, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, kho tàng và các loại nhà chuyên dùng khác).

- Biệt thự các loại có kế hoạch dùng làm công thự hoặc dùng vào mục đích khác.

Thêm nữa, Hà Nội cũng ban hành quy định nếu do điều kiện nhà ở chật chội phải chuyển đổi chỗ ở mới thì diện tích tối đa được chuyển đổi là 60 m2 (đối với nội thành), 80 m2 (đối với khu vực giáp ranh) và 120 m2 (đối với khu vực ngoại thành).

Vậy nhưng không hiểu sao, năm 2001 Hà Nội lại chấp thuận cho ông Hoàng Văn Nghiên chuyển đổi đến ở ngôi biệt thự 410 m2. Điều này có đúng với quy định của nhà nước và của thành phố Hà Nội?

Có phải vì thế mà trong báo cáo của Thành ủy Hà Nội gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã giải thích về việc ông Nghiên đến ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa là:

Thường trực Thành ủy thống nhất chủ trương vận dụng chính sách, trước mắt giải quyết cải thiện nhà ở cho một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt thành phố.

Có thể thấy trong lúc Hà Nội đã phải hỗ trợ đến 500 m2 đất cho 12 hộ dân để có được biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để rồi dự định bán ngôi biệt thự này chưa đến 1 tỷ đồng là việc làm rất khó hiểu.

Nhưng điều quan trọng hơn là liệu việc ông Hoàng Văn Nghiên, ông Phan Văn Vượng được đến ở nhà công của thành phố Hà Nội có đúng đối tượng? Và nếu không đúng đối tượng thì ai sẽ phải bù đắp khoản tiền thất thu nhiều tỷ đồng cho ngân sách?

Rút hồ sơ bán biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa

Chiều 28-9, ông Vũ Văn Hậu-Giám đốc Sở TN-MT&NĐ Hà Nội cho biết: Sở đã chính thức đề nghị thành phố cho rút lại Công văn 3285/TNMTNĐ-B61 (ngày 24-8-2006) về việc giải quyết bán nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho ông Hoàng Văn Nghiên và nhà 52 Tuệ Tĩnh cho ông Phan Văn Vượng (bán theo NĐ 61).

Công văn 3285 do ông Nguyễn Đăng Bình-Phó Giám đốc Sở TN-MT&NĐ, Phó Chủ tịch Hội đồng bán nhà 61 ký, trình thành phố. Văn bản xin rút lại công văn trên cũng do ông Bình ký. Ông Hậu cho biết đây là văn bản mật, nên không thể cung cấp cho báo chí. Về lý do phải trình thành phố hồ sơ bán nhà, ông Hậu giải thích: Những trường hợp này là cán bộ lãnh đạo thành phố, khi thuê nhà vẫn đương chức, do vậy Sở phải trình thành phố quyết định.

Về lý do xin rút Công văn số 3285, ông Bình không trả lời. Việc Sở TN-MT&NĐ có Công văn 3285 về việc giải quyết bán nhà cho ông Nghiên, ông Vượng là bất bình thường, vì Sở này đã biết chắc hai biệt thự có trong diện được bán hay không.

Dư luận xung quanh việc bán biệt thự công cho ông Hoàng Văn Nghiên

MaOE57mS.jpgPhóng to

Nhà số 52 Tuệ Tĩnh – cũng được “dự kiến” bán theo Nghị định 61. Ảnh: Tiền Phong

Mai Thúy Hiền, Email: hienlinh@

Tôi là một người dân bình thường như bao người dân bình thường khác, khi đọc tin này tôi thực sự ngỡ ngàng. Tại sao căn nhà trị giá hàng triệu đô la như thế lại được bán cho gia đình ông Nghiên mà không phải là người khác trong khi nhiều gia đình 4 đời vẫn phải ở trong căn hộ 10m2.

Nguyễn Văn Quang, Email: quang nguyen 29t3428@

Tôi cực kỳ bất bình bởi những trường hợp xét tiêu chuẩn “mua nhà theo Nghị định 61” này. Các ông Hoàng Văn Nghiên, Phan Văn Vượng đâu phải là những hộ gia đình có khó khăn về chỗ ở mà phải đi “mượn” nhà của Nhà nước làm tư dinh.

Hơn nữa đây là những biệt thự cả triệu đô la, mà các vị đã mãn nhiệm kỳ rồi lại vẫn còn được hưởng “tiêu chuẩn” theo kiểu đặc ân như thế này. Nếu vụ việc này mà trót lọt thì các vị kiếm lãi tới cả triệu đô la cũng nên. Rất hoan nghênh báo Tiền phong đã dũng cảm nêu lên vụ việc này.

Phạm Đức Cường, Email: phamduccuong2003@

Nếu bán biệt thự công, theo tôi nên phải được bán công khai thông qua hình thức đấu giá. Số tiền bán được có thể dùng để đầu tư hạ tầng, xây dựng nhà để bán cho người dân nghèo.

Tôi không rõ về số liệu thống kê (và chắc chắn ông Nghiên biết rõ) rằng có bao nhiêu công chức trên địa bàn Hà Nội không có nhà ở hoặc chen chúc nhau trong những căn hộ tồi tàn, chật hẹp.

Ông Nghiên cũng là một cán bộ Nhà nước như bao người khác cũng được quyền mua nhà (nếu Nhà nước có chính sách), nhưng không thể vì ông nguyên là Chủ tịch thành phố thì được mua căn nhà hàng triệu đôla với giá rẻ được.

Phan Lan Anh: Email: lananh198026@

Sở Tài nguyên – Môi trường nên dứt điểm không đồng ý việc bán biệt thự công và nếu bán thì phải công khai để tất cả người dân ai muốn mua thì đều được tham gia đấu giá. UBND thành phố Hà Nội cũng nên dứt khoát mời ông Nghiên trả lại ngôi biệt thự của Nhà nước khi mà đương chức ông mượn để ở.

Tôi thiết nghĩ ông cũng đã từng làm cán bộ lãnh đạo dân thì ông phải gương mẫu cho người dân noi theo ông chứ? Còn nếu như ông thật sự không có nhà để ở và ông muốn Nhà nước cấp nhà cho ông theo diện cống hiến lâu năm thì ông phải làm đơn xin cấp nhà và ông phải chứng minh được là hiện tại ông không có chỗ ở ngoài căn biệt thự ông đang ở nhờ này.

Lưu ý thêm với ông là người dân Hà Nội chúng tôi cả gia đình 4 người cũng chỉ có mấy mét để ở, vậy ông cũng nên xin một căn hộ phù hợp để tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước. Ngôi biệt thự ông đang ở ông nên nhanh chóng trả lại UBND thành phố vì đó là tài sản của Nhà nước.

Nguồn: HÀ THÀNH - Tiền phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên