26/01/2011 15:46 GMT+7

Hiểm họa từ thịt heo siêu nạc Trung Quốc

PHAN ANH
PHAN ANH

TTO - Thích thú với miếng thịt dày nạc và lớp mỡ mỏng dính, người dân Trung Quốc không ngờ sẽ phải vào viện do đau bụng, cao huyết áp, tim đập nhanh… chỉ vì nhiễm chất clenbuterol mà nông dân dùng để trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn.

Xem bản tin tiếng Anh

qgwDWab9.jpgPhóng to
Những miếng thịt dày nạc ở Trung Quốc có thể nhiễm clenbuterol - Ảnh minh họa: ifood

AP ngày 25-1 cho hay tình trạng lạm dụng thuốc trong thức ăn gia súc để tăng hiệu quả kinh tế ở Trung Quốc đã đến mức báo động. Chất clenbuterol vốn hay xuất hiện trong thịt lợn để giảm lượng mỡ, tăng lượng nạc giờ đây còn xuất hiện trong các đĩa thịt rắn dày nạc ở miền nam Trung Quốc hay đĩa thịt bò không gây mỡ ở vùng Tân Cương xa xôi.

Chất clenbuterol tồn dư nhiều ở gan và phổi. Trung Quốc đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm độc clenbuterol:

Tháng 2-2009, 70 người nhập viện ở Quảng Châu vì bị đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn nội tạng lợn bán ở chợ địa phương.

Năm 2009, 13 người ở Thâm Quyến nhập viện vì ăn phải thịt rắn nhiễm clenbuterol.

Năm 2006, hơn 300 người ở Thượng Hải vì bệnh vì chế phẩm thịt lợn.

Truyền thông Trung Quốc cho biết rắn còn được nuôi bằng ếch ăn thức ăn trộn clenbuterol để mau lớn.

Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Từng có một vận động viên đua xe đạp phản ứng dương tính với chất này nhưng anh ta cho rằng đã ăn phải thịt bò nhiễm độc.

Hóa chất trên bị chính phủ Trung Quốc cấm sử dụng nhưng nhiều cộng đồng nông thôn vẫn cho vào thức ăn gia súc để kiếm lời. Hiện chưa thống kê được chính xác lượng thịt nhiễm clenbuterol nhưng các nhà quan sát cho hay ít nhất ở vùng nông thôn nước này, hóa chất clenbuterol vẫn được dùng tràn lan.

“Đây là vấn đề lớn ở Trung Quốc”, Pan Chenjun - một nhà phân tích cấp cao trong ngành thực phẩm ở Bắc Kinh, nhận xét. “Thông tin về vấn đề này không được cung cấp nhiều nên người dân vẫn nghĩ không có vấn đề gì xảy ra. Tôi cho rằng nhiều người dân thành thị hay ăn thức ăn đường phố rất dễ nhiễm clenbuterol".

Wen Peng - biên tập của một tạp chí chăn nuôi, cho hay vẻ ngoài hấp dẫn của thịt lợn nuôi bằng clenbuterol đã khiến một số nhà cung cấp thịt Trung Quốc đặt hàng thịt loại này từ những trang trại lợn.

“Các trại lớn ít dùng clenbuterol vì bị kiểm tra gắt gao nhưng các trại nhỏ mới là thị trường lớn của clenbuterol”, ông Wen nói.

PHAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên