31/12/2011 19:18 GMT+7

Hãy bảo tồn phà Thủ Thiêm như một di tích

Phạm Duy Nhật
Phạm Duy Nhật

TTO - Thông tin vào 24g đêm nay 31-12-2011, sau chuyến phà cuối cùng từ quận 1 về quận 2, bến phà Thù Thiêm có tuổi đời 100 năm sẽ nói lời chia tay đã để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc.

TTO xin trích đăng:

VymYDLGI.jpgPhóng to
hMsoYLpE.jpg
Khoảng 24g đêm 31-12-2011, sau chuyến phà cuối cùng từ quận 1 về quận 2, bến phà 100 năm tuổi này sẽ chính thức nói lời chia tay - Ảnh tư liệu

* Ngưng hoạt động nhưng xin hãy bảo tồn

Chính quyền TP. HCM nên xem phà là một nét văn hóa riêng và độc đáo của thành phố. Vậy nên dù không còn để phà hoạt động thì cũng nên lưu trữ và bảo tồn để đến một lúc nào đó, nhân dịp lễ hội hoặc kỷ niệm thì cho phà hoạt động để vận chuyển du khách tham quan

* Sao không duy trì bến Phà Thủ Thiêm ?

Tôi nghĩ ngoài chức năng vận chuyển thì phà Thủ Thiêm còn có chức năng du lịch, tôi đã một lần đi phà này. Ngoài những người đi về, tôi thấy cũng có rất đông đảo du khách đi phà để ngắm sông Sài Gòn. Sao không khai thác điểm mạnh này của bến phà? Bến phà ngay trung tâm thành phố, cũng thuận lợi quá...

* Tiếc nuối

Tôi đi phà từ năm 1988 khi vừa mới sinh ra đến giờ. Thật nghẹn ngào khó tả khi phà sẽ không còn đưa khách qua sông. Nhưng tôi cũng rất vui vì hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm sẽ nối đôi bờ quận 1 và quận 2 nhanh chóng. Tạm biệt bến phà lịch sử. Bến phà 100 năm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên tôi cũng mong muốn thành phố sẽ cho phép mở bến thủy nội địa ở đây. Đấy cũng là một việc làm hết sức nhân văn.

* Hãy biến nơi đây thành một bảo tàng nho nhỏ

Tôi ở Hà Nội cũng từng đi công tác vào TP. Hồ Chí Minh và đã có dịp đi phà Thủ Thiêm. Tôi ước gì mình có đôi cánh để bay vào đó và được ngồi trên chuyến phà cuối cùng của bến phà lịch sử này trong đêm nay. Nếu bến phà này trở thành một bảo tàng nho nhỏ hay một di tích nho nhỏ thì hay biết bao... Cần làm cho thế hệ mai sau!

* Hầm Thủ Thiêm chỉ phục vụ những người đi xe máy, xe tải. Còn người đi bộ và xe đạp không được qua. Quận 2 ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại giữa hai bờ cũng tăng. Lượng người đi bộ với xe đạp, cũng như vận chuyển hàng hóa cũng tăng. Vậy tại sao không giữ lại phà để bà con đi lại thuận tiện hơn?

Mời đọc lại hồ sơ Lời chào phà Thủ Thiêm

Kỳ 1: Bến phà trăm tuổi Kỳ 2: Chở gánh mưu sinh Kỳ 3: Trầm nổi đời phà Kỳ 4: Cất một nỗi nhớ Kỳ cuối: Cuộc chuyển giao lịch sử

Phạm Duy Nhật
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên