Hậu Giang sở hữu vị trí chiến lược trong hệ thống logistics Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: NHƯ Ý
Đặc điểm vị trí và hạ tầng
Hậu Giang là một trong các tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Dồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là cửa ngõ kết nối Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Đây cũng là nơi có điều kiện thuận lợi để xây dựng nhà máy sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm, trung tâm logistics... Ngoài ra, đây cũng là địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn hàng đầu của vùng đất cực Nam tổ quốc.
Hậu Giang mạnh về khả năng kết nối giao thông đường bộ với các tỉnh lân cận với các tuyến quốc lộ có chất lượng tương đối tốt như QL1A, QL61, QL61B, QL61C, QL91C, Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Giao thông đường thủy hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa của tỉnh. Hậu Giang có thể tiếp cận tuyến đường vận tải thủy qua sông Hậu thông qua các cảng Cái Cui và cảng Vinalines Hậu Giang.
Định hướng trở thành vùng đô thị chiến lược
Hậu Giang thuộc hành lang dọc sông Hậu, theo đó tỉnh ưu tiên đầu tư trong trung hạn để hình thành không gian văn hóa, đa dạng sinh học, không gian cảnh quan sông nước có tính nhận diện, đặc trưng của vùng.
Trong dài hạn, Hậu Giang sẽ trở thành vùng đô thị chiến lược với tiềm năng lớn và kết nối giao thương quốc tế về đường thủy nội địa, hàng hải.
Hạ tầng giao thông của ĐBSCL sẽ phát triển đột phá trong giai đoạn 2020 - 2030 với các tuyến đường bộ cao tốc kết nội vùng và liên vùng theo các trục Bắc Nam và Đông Tây.
Hậu Giang là một trong những địa phương hưởng lợi lớn khi nằm ở giao điểm và kết nối với các tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau - Châu Đốc - Sóc Trăng - Bạc Liêu.
Hạ tầng giao thông nội tỉnh cũng cần được chú trọng đầu tư để gỡ nút thắt về giao thông, ảnh hưởng phát triển kinh tế.
Hậu Giang có 3 trong tổng 8 tuyến cao tốc quan trọng đi qua 13 tỉnh Tây Nam Bộ - Đồ họa: QUỐC TÙNG
Hiện tỉnh có 2 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp theo kế hoạch phân bổ đất đai (tại QĐ 326 TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9-3-2022). Đến năm 2025, quỹ đất dành cho khu công nghiệp của Hậu Giang là 1.276 ha, đến năm 2030 là 2.233 ha.
Dự kiến đến năm 2025, tỉ lệ đô thị hóa của toàn địa phương tăng từ 29% lên tối thiểu 32%. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh thực hiện thu hút các doanh nghiệp lớn về phát triển đô thị, nhà ở, đồng thời hoàn chỉnh hạ tầng, tăng quy mô dân số các đô thị trọng điểm.
Vị Thanh - đi trước đón đầu
Được mệnh danh thành phố Tây sông Hậu, đồng thời là thành phố trẻ bên dòng Xà No, Vị Thanh trở thành trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang từ năm 2004, đóng vai trò đầu mối quan trọng trong mối quan hệ liên vùng giữa TP. Cần Thơ - tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
Đô thị Vị Thanh là điểm gắn kết trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và Cà Mau qua hệ thống giao thông thuỷ, bộ như Quốc lộ 61, 61C, giao thông đường thủy TP.HCM - Cà Mau, TP. HCM - Kiên Giang.
TP. Vị Thanh hướng đến mục tiêu đô thị hiện đại, xanh, bền vững - Ảnh: DUY QUANG
Với vị trí và tiềm năng thế mạnh, tương lai Vị Thanh sẽ trở thành đô thị năng động, phát triển, có tốc độ đô thị hóa cao, là động lực cho tỉnh Hậu Giang phát triển.
Mới đây, dự án khu đô thị The Venice City lấy cảm hứng phong cách Ý mới ra mắt tại Vị Thanh với 1.377 sản phẩm đa dạng như nền shophouse, nền shopvillas, nền biệt thự cùng với hơn 25 tiện ích đẳng cấp phục vụ cư dân đã trở thành tâm điểm thị trường.
Dự án có 3 mặt giáp sông kênh, 2 mặt giáp tuyến đường giao thương quan trọng của vùng, tạo nên vị thế vừa tách biệt, vừa kết nối, phong thủy vượng cho toàn dự án. Đầu tháng 8, dự án này đã khai trương tiện ích công viên kỳ quan ánh sáng 1ha và chuỗi TNT coffee, 2 trong số những tiện ích nổi bật của dự án.
Trong đó, công viên kỳ quan ánh sáng tại The Venice City được kỳ vọng sẽ là điểm đến du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài nước khi đến với Hậu Giang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận