Mở ngành đào tạo điện hạt nhânXây trung tâm khoa học - công nghệ hạt nhân 500 triệu USDHọc ngành điện hạt nhân được ưu đãi
Theo đó, vào tháng 1-2014, loạt thiết bị đầu tiên sẽ được chuyển từ Hàn Quốc về Đại học Đà Lạt là hệ thống thiết bị mô phỏng hoạt động của lò phản ứng. Sau khi Đại học Đà Lạt xây dựng xong các phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ hạt nhân thì KNA sẽ tiếp tục tài trợ các máy móc mô phỏng hệ thống điều khiển lò phản ứng theo công nghệ mới của Hàn Quốc và hệ thống thực nghiệm thủy nhiệt trong phản ứng hạt nhân.
PGS.TS Nguyễn Đức Hòa, hiệu trưởng Đại học Đà Lạt, cho biết khối thiết bị được tài trợ trị giá khoảng 1 triệu USD. Theo ông, đây là những thiết bị cần để Đại học Đà Lạt chuyển hướng đào tạo từ nghiên cứu vật lý nguyên tử sang kỹ thuật hạt nhân và ứng dụng công nghệ hạt nhân. Với việc nhận tài trợ thiết bị đào tạo, Đại học Đà Lạt là cơ sở đầu tiên trong sáu trường đại học được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho ngành hạt nhân được trang bị thiết bị mô phỏng chuyên dụng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận