23/08/2018 10:08 GMT+7

Hạn chế biến chứng viêm tinh hoàn

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
BS NGUYỄN THÀNH ÚC

TTO - Em H., 12 tuổi, nhà ở xã Long Tiên, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, được gia đình đưa vào bệnh viện vì bị sưng vùng bìu rất to.

Em H. cho biết em bị bệnh quai bị cách nay một tuần, vừa hết sưng mặt thì bị đau tức vùng bìu, sau đó nó sưng lên gấp ba bốn lần bình thường.

Bác sĩ khám thấy bìu bên phải em bị sưng, nóng, đỏ, đau, sờ săn chắc, không có mủ.

Bác sĩ thấy H. lo lắng, nhất là mẹ bé hỏi bác sĩ không biết sau này bé có con không, bác sĩ trấn an gia đình: Bé H. bị viêm tinh hoàn chỉ có một bên, lại vào bệnh viện theo dõi và điều trị sớm như vậy sẽ khỏi sau một tuần và rất hiếm khi vô sinh sau này. Điều quan trọng là cháu phải nghỉ ngơi trên giường, hạn chế đi lại sẽ giúp bệnh ít biến chứng nặng, mau khỏi.

Về chuyên môn, khi người bệnh hoạt động nhiều, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm, lúc đó virút dễ dàng từ nơi xuất phát gần như tuyến nước bọt sẽ lan ra xa đến cơ quan đích khác như tinh hoàn, tụy tạng. Khi virút quai bị đến tinh hoàn, nó sẽ tấn công vào tế bào sinh tinh trong ống sinh tinh, khiến cho ống sinh tinh bị phù nề, hư hủy và cuối cùng xơ hóa.

Nếu tất cả ống sinh tinh đều xơ hóa thì người bệnh chắc chắn bị vô sinh, thường tỉ lệ này rất hiếm, chỉ khoảng 5/1.000 ca viêm tinh hoàn mà thôi. Ngoài ra, khi tinh hoàn bị sưng sẽ rất dễ bị chấn thương khi va chạm nhẹ như đi lại nhiều, ngồi ép trên yên xe…

Nguy hiểm nhất là tổn thương hàng rào máu - tinh hoàn, hàng rào này ngăn cách không để máu tiếp xúc trực tiếp với tinh trùng. Khi hàng rào này bị vỡ, tinh trùng tiếp xúc trực tiếp với máu có thể kích hoạt hệ thống kháng thể để tạo ra kháng thể chống tinh trùng trong máu. Như vậy, bao nhiêu tinh trùng sản xuất ra đều bị cơ thể tự tiêu diệt, là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở đàn ông.

Để hạn chế biến chứng viêm tinh hoàn và không làm tình trạng biến chứng thêm trầm trọng, cần chú ý cho người bệnh được nằm nghỉ tại giường hoàn toàn khi còn sưng đau, mặc quần lót để treo tinh hoàn, giảm chấn thương do rung lắc lúc di chuyển; giảm đau bằng cách uống thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Hết quai bị, bỗng nhiên viêm tinh hoàn Hết quai bị, bỗng nhiên viêm tinh hoàn

TTO - Ngày 11-4 em N.P.T. (12 tuổi, nhà ở xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) nhập viện vì bìu sưng to. Mẹ T. cho biết T. bị bệnh quai bị được 7 ngày, hai bên quai hàm bớt sưng nhiều, tưởng em hết bệnh rồi.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên