26/06/2022 18:00 GMT+7

Hai thiết bị quét 3D laser hàng đầu thế giới chạy thực nghiệm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM

T.D.V - V.BÌNH
T.D.V - V.BÌNH

Hai thiết bị Mobile Mapping hiện đại nhất thế giới - thiết bị quét 3D laser gắn trên xe ô tô của hai công ty hàng đầu thế giới về thiết bị khảo sát là Hexagon Leica Geosystems (Thụy sĩ) và Trimble (Mỹ) chạy thử nghiệm tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

Cùng xem Leica Pegasus TRK700 Neo và Trimble MX50 hoạt động thực tế tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - Video: Portcoast

Đây là những thiết bị rất hiện đại có thể cung cấp nhanh chóng và chính xác các bản đồ khảo sát 3D của hệ thống cơ sở hạ tầng, nền tảng không thể thiếu cho ngành xây dựng 4.0 và cho đô thị thông minh (Smart City).

Sự kiện được tổ chức phối hợp giữa Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) và Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Công ty Leica Geosystems đem thẳng thiết bị Leica Pegasus TRK700 Neo vừa được xuất xưởng đầu tháng 6 năm 2022 từ nhà máy đến thẳng công ty Portcoast để giới thiệu sản phẩm.

Hai thiết bị quét 3D laser hàng đầu thế giới chạy thực nghiệm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM - Ảnh 2.

Leica Pegasus TRK700 Neo và Trimble MX50 tại sân Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - Ảnh: Portcoast

Portcoast là tư vấn đi đầu về công nghệ chuyển đổi số, đặc biệt là Laser Scan 3D và Mobile Mapping, công ty sở hữu thiết bị Trimble MX50 đầu tiên của Châu Á và nhiều thiết bị laser scan của các hàng thiết bị nổi tiếng như Trimble, Topcon, Leica. Portcoast đã hợp tác với Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong nhiều năm qua để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hợp tác trong chuyển giao công nghệ.

Hai thiết bị quét 3D laser hàng đầu thế giới chạy thực nghiệm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM - Ảnh 3.

Trimble MX50 có thể thu thập và xử lý dữ liệu đám mây điểm một cách nhanh chóng và chính xác, với những tính năng vượt trội - Ảnh: Portcoast

Máy scan Trimble MX50 là một cỗ máy mạnh mẽ, có thể thu thập và xử lý dữ liệu đám mây điểm một cách nhanh chóng và chính xác, với những tính năng vượt trội: Kết hợp dữ liệu quét laser chính xác và hình ảnh 360 độ; Kết hợp hoàn hảo công nghệ quét laser và khả năng di động; Thu thập dữ liệu đám mây điểm chính xác để áp dụng cho việc quản lý hạ tầng, sửa chữa đường xá, công trình; Cài đặt và vận hành đơn giản, dễ sử dụng; Cung cấp một chu trình khép kín từ hiện trường đến mô hình, bao gồm thu thập-xử lý-xuất bản-chia sẻ.

Hai thiết bị quét 3D laser hàng đầu thế giới chạy thực nghiệm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM - Ảnh 4.

Công ty Leica Geosystem đem thẳng thiết bị Leica Pegasus TRK700 Neo lần đầu tiên sản xuất của hãng đến Việt Nam - Ảnh: Portcoast

Leica Pegasus TRK700 Neo là máy quét laser mobile mapping thế hệ mới của Hãng Leica Geosystems với mỗi giây đo được 1.000.000 điểm, Khoảng cách tối đa thu được dữ liệu: 500m, Độ phân giải ảnh tối đa: 120 MP, Tích hợp 2 máy quét và ứng dụng công nghệ mới SLAM để tối ưu hóa vị trí trong điều kiện khó khăn.

Sự kiện trên đánh dấu 4 sự kiện lần đầu tiên xảy ra

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển, sự kiện lần này đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng:

1. Leica Pegasus TRK700 Neo Mobile mapping - thiết bị quét 3D laser gắn trên xe ô tô hiện đại nhất của công ty Leica Geosystem (Thụy sĩ) thử nghiệm ở châu Á.

2. Trimble MX 50 Mobile mapping - thiết bị quét 3D laser gắn trên xe ô tô thế hệ mới nhất của hãng Trimble (Mỹ) đầu tiên ở châu Á do công ty Việt Nam sỡ hữu.

3. Hai thiết bị Leica Pegasus TRK700 Neo (Mỹ) và Trimble MX50 (Thụy sĩ) lần đầu tiên có mặt & hoạt động tại cùng 1 địa điểm. Đây là lần đầu tiên ở châu Á và cũng có thể là trên thế giới.

4. Đại học Bách Khoa TP.HCM là trường đại học đầu tiên trên thế giới, đồng thời 2 thiết bị trên hoạt động. Sự kiện trên cũng mang ý nghĩa đánh dấu vị thế của Việt Nam song hành với thế giới trong việc đẩy nhanh chuyển đổi số, đặc biệt là trong lĩnh vực số hoá cơ sở hạ tầng.


T.D.V - V.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên