![]() |
Tuyến phố được đặt tên của nhạc sĩ Văn Cao (tác giả quốc ca Việt Nam) - Ảnh: V.D. |
1. Đường Cao Lỗ (đoạn từ ngã tư Bưu điện Đông Anh, quốc lộ 3, đến ngã tư Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nhật, huyện Đông Anh). Cao Lỗ (?-179 trước Công nguyên) là một tướng giỏi của An Dương Vương. Ông là người chế ra chiếc nỏ bắn một phát ra hàng trăm mũi tên.
2. Đường Ỷ Lan (đoạn từ đầu đường 5 qua Sủi đến dốc Lời, huyện Gia Lâm). Nguyên phi Ỷ Lan (?-1117) là vợ vua Lý Thánh Tông, từng cai quản đất nước đạt nhiều kết quả khi vua đi đánh giặc.
3. Phố Võ Văn Dũng (đoạn từ lô 8B, tổ 11, Hoàng Cầu đến tổ 9 Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa). Đại đô đốc Võ Văn Dũng (?-1802) là danh tướng nhà Tây Sơn, có đóng góp quan trọng vào thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
4. Phố Trần Cung (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng tới đường Nguyễn Phong Sắc, huyện Từ Liêm). Trần Cung (1899-1995) là xứ ủy viên Bắc kỳ phụ trách ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng năm 1946, từng là chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
5. Phố Hoàng Đạo Thúy (đoạn từ Trường THPT Nhân Chính đến đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy). Hoàng Đạo Thúy (1900-1994) là thủ lĩnh phong trào hướng đạo VN tại Bắc kỳ.
6. Đường Hoàng Minh Giám (đoạn từ cuối đường Nguyễn Tuân đến đường Trần Duy Hưng, quận Thanh Xuân). Giáo sư Hoàng Minh Giám (1904-1995) là người sáng lập Đảng Xã hội VN, từng giữ chức bộ trưởng các Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa.
7. Đường Nguyễn Khánh Toàn (đoạn từ cầu Dịch Vọng cắt đường Nguyễn Văn Huyên đến phố Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy). Nguyễn Khánh Toàn (1905-1993) là nhà khoa học có nhiều tác phẩm giá trị khoa học, xã hội và nhân văn. Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
8. Phố Trần Hữu Tước (đoạn từ phố Nguyễn Lương Bằng đến phố Hồ Đắc Di, quận Đống Đa). Trần Hữu Tước (1913-1983) là một nhà khoa học lớn đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp y tế. Ông là người có công trong việc xây dựng và phát triển ngành tai-mũi-họng VN. Nhà nước truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
9. Đường Lê Văn Lương (đoạn từ cầu Hòa Mục đến đường vành đai 3, quận Thanh Xuân). Lê Văn Lương (1914-1996) giữ chức bí thư Thành ủy Hà Nội từ năm 1976 - 1985.
10. Đường Nguyễn Đức Thuận (đoạn từ ngã ba quốc lộ 5 và đường 1B đi Lạng Sơn đến ngã ba Kiên Thành - Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm). Nguyễn Đức Thuận (1916-1985) từng là thành ủy viên Thành ủy Hà Nội, chủ tịch Tổng công đoàn VN.
11. Đường Phan Trọng Tuệ (đoạn từ ngã ba thị trấn Văn Điển đến Cầu Bươu, huyện Thanh Trì). Phan Trọng Tuệ (1917-1991) là bí thư liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây từ 1939 - 1940.
12. Phố Văn Cao (đoạn từ nhà khách Dân Tộc số 231 phố Đội Cấn đến đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình). Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995), tác giả bài quốc ca VN. Nhà nước đã truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh.
13.Phố Đại Từ (đoạn từ quốc lộ 1 đến cổng làng thôn Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Đại Từ là tên cổ nằm kề bên đầm Đại.
14. Phố Giáp Nhị (đoạn từ ngõ 751 đi vào UBND phường Thịnh Liệt đến đình Giáp Nhị, quận Hoàng Mai).
15. Phố Vĩnh Hưng (đoạn từ đường Lĩnh Nam đến dốc Đoàn Kết, quận Hoàng Mai). Vĩnh Hưng là tên gọi xưa của thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, nay thuộc phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai.
16. Phố Thúy Lĩnh (đoạn từ đê sông Hồng đối diện với đường Lĩnh Nam vào Nhà máy nước Nam Dư, quận Hoàng Mai).
17. Phố Tư Đình (đoạn từ đê qua Trường THCS Long Biên đến doanh trại quân đội A45, quận Long Biên). Từ Đình là tên một làng cổ thuộc phường Long Biên.
18. Phố Bồ Đề (đoạn từ ngõ 118 Nguyễn Văn Cừ đến đê sông Hồng, quận Long Biên).
19. Phố Lệ Mật (đoạn từ Công ty Mincô đến chùa Lệ Mật, quận Long Biên).
20. Phố Hoa Lâm (đoạn từ ngõ 170 đường Ngô Gia Tự đến khu đấu giá Việt Hưng).
21. Đường Kiêu Kỵ (đoạn từ đường tiếp giáp quốc lộ 5, địa phận xã Kiêu Kỵ đến hết địa phận huyện Gia Lâm). Kiêu Kỵ là làng cổ có hai nghề truyền thống là dát vàng và làm mực nho.
22. Đường Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Pháp Vân tiếp giáp đường Giải Phóng đến cầu Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì). Ngọc Hồi là nơi ghi dấu chiến thắng oanh liệt của nhà Tây Sơn trong chiến dịch giải phóng Thăng Long đầu xuân 1789.
23. Đường Cầu Bươu (đoạn từ Cầu Bươu qua khu đô thị mới Cầu Bươu đến hết địa phận Hà Nội giáp Hà Tây, huyện Thanh Trì). Cầu Bươu là tên nôm cổ của một cây cầu có từ lâu đời tại vùng này.
24. Đường Xuân Phương (đoạn từ ngã tư Nhổn tới ngã tư Canh, huyện Từ Liêm). Xuân Phương là một địa danh cổ ở vùng này.
25. Kéo dài phố Bùi Xương Trạch cho đoạn từ ngõ 295 Bùi Xương Trạch đến ngã ba kế tiếp, quận Hoàng Mai.
26. Kéo dài phố Bùi Thị Xuân từ số nhà 181 Bùi Thị Xuân đến số nhà 6D Thái Phiên, quận Hai Bà Trưng.
27. Kéo dài phố Nghĩa Tân từ số nhà 90 đến phố Phan Văn Trường, quận Cầu Giấy.
28. Đổi tên ngõ 277 trên phố Tôn Đức Thắng thành ngõ Đoàn Kết II, quận Đống Đa.
29. Đổi tên ngách 107/1 phố Nguyễn Chí Thanh thành ngõ Láng Trung, quận Đống Đa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận