Phóng to |
Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Sơn Tây... đã thu gọn trong “tầm ngắm” của ông, nhất là Hà Nội với bao người bao cảnh (*).
Hà Nội 120 năm về trước rất lạ lùng trong mắt Hà Nội hôm nay. Người xưa không còn, nhiều cảnh xưa cũng đã biến mất. Chỉ còn lại những tấm ảnh gây bỡ ngỡ và xúc động...
Đoan Môn là cửa chính đi vào hoàng thành. Do cửa này có ba tầng, tầng một mở năm cửa nên còn có tên là Ngũ Môn.
Phóng to |
Đằng sau Đoan Môn là sân Long Trì (thềm rồng) hoặc Đan Trì (thềm đỏ), thời nhà Lê là nơi các quan triều hội trong những ngày lễ tết.
Tiếp sân này là điện Kính Thiên, nơi các quan tâu bày công việc và vua quyết định những việc chủ yếu của đất nước. Đây chính là trái tim cửa thành Hà Nội. Mà không chỉ thành này, ngay cả thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê cũng lấy điện Kính Thiên làm trung tâm điểm.
Điện này sang đời Nguyễn trở thành hành cung, tức nơi ở của vua khi đi tuần thú (vì vua đóng ở Huế). Nay điện không còn vì nhà binh Pháp đã phá hủy năm 1886.
Phóng to |
Đằng sau điện Kính Thiên là Hậu lâu, còn gọi là Tĩnh Bắc lâu. Khi người Pháp mới chiếm thành Hà Nội, họ gọi đây là “pagode des dames” tức “chùa các bà”! Năm 1876, một học giả Nam Bộ là Trương Vĩnh Ký ra thăm Hà Nội, có thấy lầu này nhưng ở tình trạng hư nát.
Có lẽ vì vậy Pháp cho phá đi, xây vào đó một tòa nhà mới nhưng mô phỏng kiến trúc các điện miếu VN như ta thấy hiện nay. Tuy vậy, sàn lát gạch hoa và mỗi bậc thang lên lầu hai cao tới trên 30cm, rõ ràng là để nhà binh sử dụng. Vậy mà không biết từ đâu ngày nay lại nảy ra cái tên “lầu công chúa”. Công chúa nào mà dám lên xuống các bậc thang quá cao như thế?
Phóng to |
Chùa Báo Ân - còn có tên là chùa Liên Trì và cũng còn được gọi là chùa Quan Thượng vì do tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Đăng Giai xuất tiền xây. Tây gọi chùa này là chùa Supplices (khổ hình) vì trong chùa có nhiều hình tượng của thập điện diêm cung dưới địa ngục. Chùa bị thiệt hại nhiều khi Tây đánh chiếm Hà Nội, đến năm 1892 khi Pháp cho đắp đường phía đông hồ Gươm thì chùa bị triệt hạ để xây Bưu điện Hà Nội |
Phóng to | |
Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn |
---------
(*) Cảm ơn anh Nguyễn Tấn Lộc (Pháp) đã chuyển cho Tuổi Trẻ những hình ảnh này.
----------------------
* Kỳ sau: Người Hà Nội, 120 năm trước...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận