Việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu suốt 24 giờ sau khi da tiếp xúc với ánh nắng - Ảnh: CHÂU TUẤN
Các tỉnh, thành khu vực Trung Bộ, Nam Bộ có chỉ số tia cực tím cực đại gây hại cao đến rất cao.
Theo thang bảng đo chỉ số tia cực tím, mức từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao, trên 10.5 là đặc biệt cao, rất nguy hiểm.
Cụ thể, chỉ số tia cực tím cực đại gây hại trung bình đến rất cao từ 11-13h ở các thành phố: Hải Phòng đạt mức 4.5, Hạ Long (Quảng Ninh) 6.8, Hà Nội 9.1, Huế 6.4, Hội An (Quảng Nam) 9, Đà Nẵng 8.1...
Chỉ số tia cực tím tại TP.HCM đạt mức 6.6, Cần Thơ 8.1 và Cà Mau là 7.7, nguy cơ gây hại cao đến rất cao kéo dài từ 10-13h.
Dự báo từ ngày 19 đến 21-5, hầu hết các tỉnh, thành cả nước đều có chỉ số tia cực tím cực đại, nguy cơ gây hại rất cao ở mức 8-10.
Ngày 21-5, chỉ số tia cực tím cực đại ở các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ giảm xuống mức nguy cơ gây hại trung bình (mức 2-4), trong khi đó, các khu vực khác chỉ số tia cực tím cực đại vẫn duy trì ở mức nguy cơ gây hại rất cao, 8-10.
Các nhà khoa học cho rằng việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu suốt 24 giờ sau khi da tiếp xúc với ánh nắng. Tình trạng này nếu lặp đi lặp lại lâu dài sẽ gây hại đến hệ thống miễn dịch của con người.
Các chuyên gia khuyến cáo cần hạn chế ra ngoài trời khi nắng gắt, cố gắng tranh thủ tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng mát. Người ra ngoài trời nắng bắt buộc đội nón rộng vành đảm bảo chiều rộng vành phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng ô hoặc đeo mắt kính màu sậm, đeo khẩu trang, mặc áo khoác và thoa kem chống nắng ngay cả khi trời có mây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận