Facebooker gọi nhau "í ới" bằng Skype 5.0Facebook Bobsled: Gọi điện thoại từ Facebook
Facebook Messenger vẫn chưa thể sánh bằng Google+ Hangouts, chức năng tin nhắn tức thời kèm gọi thoại video (ký tự, âm thanh và hình ảnh).
Hangouts còn được Google liên tục thêm các tính năng chia sẻ dữ liệu, cùng xử lý tài liệu theo nhóm trong thời gian thực. Ngoài ra, cựu chủ tịch Facebook Sean Parker cũng vừa trình làng một dịch vụ video chat mang tên Airtime.
Facebook không hề muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua này, chức năng "Call" (gọi thoại) bắt đầu được đưa vào thử nghiệm cho phiên bản Facebook trên desktop. Nút "Call" sẽ đặt ở vị trí kế nút "Message" (tin nhắn) trong trang tài khoản bạn bè.
Phóng to |
Facebook thử nghiệm chức năng gọi thoại cho người dùng - Ảnh: TechCrunch |
Theo đó, Facebook gia tăng tính tương tác giữa người dùng bên cạnh những luồng tin (feed) và trạng thái cập nhật. Họ có thể nhìn thấy và trò chuyện cùng nhau qua khả năng gọi thoại video.
Trước đó, Facebook cũng đã có nút "Call" trong phiên bản cũ nhưng bị ẩn vào trong trình đơn (menu). Hiển thị ra bên ngoài sẽ giúp người dùng gọi nhanh được bạn bè nào mà họ đang xem tài khoản để trao đổi trực tiếp.
Khi thực hiện cuộc gọi, nếu đối tượng nhận cuộc gọi không có webcam hay loa/micro thì hệ thống sẽ tự động chuyển sang dạng tán gẫu (chat) bằng ký tự.
Phóng to |
Nút "Call" có vị trí tiện lợi hơn cho người dùng - Ảnh: TechCrunch |
Microsoft thâu tóm Skype vào năm 2011, Facebook là đối tác lớn trước nay của Microsoft. Do đó, việc tích hợp các tính năng gọi thoại video (VoIP) vào Facebook chỉ là chuyện sớm muộn.
Trước tình hình doanh thu hiển thị quảng cáo từ Facebook đang chững lại, mạng xã hội này bắt đầu áp dụng các giải pháp tìm kiếm lợi nhuận mới như cho phép người dùng quảng bá thông tin cập nhật của mình với một mức phí nhỏ (Xem "Facebook bắt đầu thử nghiệm thu phí").
Nếu đưa tính năng gọi thoại video trên nền công nghệ Skype vào Facebook, rất có thể người dùng sẽ có thêm những tính năng gọi thoại từ PC đến điện thoại di động qua một mức phí nhỏ.
Skype hiện đang cung cấp dịch vụ đăng ký một số điện thoại cố định cho tài khoản của mình, theo đó mỗi tài khoản Facebook cũng có thể đăng ký một số điện thoại VoIP riêng để liên lạc với bạn bè trong danh bạ mạng xã hội.
* Nhịp Sống Số:Facebook Camera: anh em sinh đôi Instagram | Facebook mở kho ứng dụng App Center | Facebook Messenger chính thức có trên Windows 7
Bảo mật tài khoản qua số điện thoại cá nhân
Sau hàng vụ thất thoát mật khẩu tài khoản từ các mạng xã hội như LinkedIn và Last.fm, Facebook đã bắt đầu triển khai chế độ bảo mật qua số điện thoại cá nhân cho tài khoản, tăng cường độ bảo mật.
Khi người dùng đăng nhập vào tài khoản Facebook, thông tin hướng dẫn bảo mật tài khoản sẽ xuất hiện ở phía trên cùng, click vào để theo các hướng dẫn tránh lừa đảo, chọn mật khẩu có độ bảo mật cao và nhập số điện thoại cá nhân để khôi phục tài khoản khi có sự cố.
Phóng to |
Thông báo hiển thị phía trên luồng tin - Ảnh: TechCrunch |
Phóng to |
Trang hướng dẫn bảo mật tài khoản Facebook |
Nếu tài khoản của bạn bị hack và thay đổi mật khẩu (password), bạn chỉ cần xác nhận với hệ thống qua số điện thoại đã đăng ký. Facebook sẽ xóa ngay mật khẩu hiện tại và gửi mật khẩu mới qua tin nhắn SMS.
Trước đó, Facebook cũng đã triển khai hai cơ chế bảo mật bao gồm "nhận diện bạn bè trong ảnh" và trả lời câu hỏi bí mật.
Chế độ bảo mật cao cấp nhất hiện nay của Facebook là Login Approvals (Settings - Account Security - Security), buộc người dùng phải nhập thêm một mã số sau khi nhập mật khẩu. Nếu không có mã số này thì cho dù có mật khẩu vẫn không thể đăng nhập vào tài khoản được. Đây là cơ chế bảo mật hai lớp khá hiệu quả được sử dụng trong nhiều dịch vụ trực tuyến hiện nay như Gmail hay Yahoo! Mail.
Phóng to |
Bảo mật hai lớp bao gồm mật khẩu và mã số mới có thể đăng nhập tài khoản Facebook |
Mã số bảo mật từ Login Approvals được tạo tự động từ Code Generator và mã số này sẽ thay đổi sau mỗi 30 giây.
Bạn đọc có thể truy xuất tại đây để tham khảo cài đặt Code Generator trên thiết bị dùng Android. Hiện Code Generator chưa hỗ trợ các thiết bị di động dùng iOS hay Windows Phone.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận