09/09/2004 09:10 GMT+7

Giấy tờ, hóa đơn bị lấy cắp quá dễ

L.H.CHÂU - V.TRƯỜNG
L.H.CHÂU - V.TRƯỜNG

TT - Ngày 8-9, TAND tỉnh Tiền Giang đã tiến hành xét xử vụ án mua bán, chiếm đoạt tài liệu của cơ quan nhà nước xảy ra tại Công ty In tài chính (Bộ Tài chính) theo thủ tục sơ thẩm. Vụ án có 18/19 bị cáo được tại ngoại, nhưng chỉ có 15 người có mặt tại phiên tòa. Ba bị cáo còn lại được tòa xem là vắng mặt không lý do.

Xét xử vụ án mua bán, chiếm đoạt tài liệu của cơ quan Nhà nước tại công ty in tài chính (Bộ Tài chính):

LGATc8AP.jpgPhóng to
Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải) cùng một số bị cáo tại toà (bị cáo mặc áo tù là Lê Viết Long)
TT - Ngày 8-9, TAND tỉnh Tiền Giang đã tiến hành xét xử vụ án mua bán, chiếm đoạt tài liệu của cơ quan nhà nước xảy ra tại Công ty In tài chính (Bộ Tài chính) theo thủ tục sơ thẩm. Vụ án có 18/19 bị cáo được tại ngoại, nhưng chỉ có 15 người có mặt tại phiên tòa. Ba bị cáo còn lại được tòa xem là vắng mặt không lý do.

Theo bản cáo trạng, Nguyễn Mạnh Tuân trước đây là công nhân in, bị kỷ luật và xin nghỉ việc vào năm 1997. Ngay sau đó, Tuân (ngụ ở Cầu Giấy, Hà Nội) được Lê Viết Long (người cùng địa phương), một đối tượng nghiện ma túy, lôi kéo vào đường dây tiêu thụ các tờ khai nguồn gốc xe gắn máy, ôtô và các hóa đơn chứng từ khác nhằm hợp thức hóa lượng xe đã nhập không chính thức vào VN.

Nhờ từng làm việc ở Công ty In tài chính, Tuân dễ dàng tiếp cận và thuyết phục Bùi Quang Đông, một công nhân đang làm việc, lấy cắp giấy tờ cần thiết đem bán lấy tiền tiêu xài. Tổng số tiền thu nhập bất chính của Nguyễn Mạnh Tuân thông qua việc chiếm đoạt, mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước lên đến 32.400 USD và 40.750.000 đồng. Phần lớn nguồn tiền thu nhập bất chính đã được Nguyễn Mạnh Tuân ném vào các cuộc ăn chơi trác táng.

Ba bị cáo vắng mặt tại phiên tòa Đỗ Đình Thanh, Đỗ Hồng Phong và Hoàng Văn Thiết đều là những mắt xích quan trọng của vụ án. Việc vắng mặt ba bị cáo này khiến tòa gặp không ít khó khăn trong phần thẩm vấn làm rõ mối quan hệ và hành vi phạm tội của các bị cáo có mặt, nhất là đối với bị cáo Nguyễn Khắc Trung. Theo cáo trạng, Trung là người đứng ra mua lượng tài liệu mà các bị cáo đã chiếm đoạt, sau đó cho Cao Tỷ Phú, một “trùm” hợp thức hóa xe gian (trú ở Tiền Giang), để hưởng chênh lệch.

Trong phần trả lời thẩm vấn của hội đồng xét xử, phần lớn các bị cáo đều không chối cãi về hành vi phạm tội của mình mà bản cáo trạng đã cáo buộc. Ngoài Nguyễn Mạnh Tuân, các bị cáo còn lại đều khai đã cơ bản giao nộp đủ số tiền thu lợi bất chính để khắc phục hậu quả.

L.H.CHÂU - V.TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên