05/01/2014 12:54 GMT+7

Giáo viên đi "học" làm hướng nghiệp

HÀ BÌNH
HÀ BÌNH

TTO - Sáng 5-1, hơn 300 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên phụ trách hướng nghiệp các trường THPT các tỉnh thành từ Quảng Nam đến Cà Mau đã tham dự buổi tập huấn công tác hướng nghiệp.

Buổi tập huấn do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức.

Khai mạc Chương trình tư vấn tuyển sinh 2013Trao đổi về công tác hướng nghiệp dành cho giáo viên

t1aoEndy.jpgPhóng to
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - thông báo về hệ thống đào tạo sau trung học phổ thông - Ảnh: Quang Định

Tại buổi tập huấn, TS Đỗ Quốc Anh - vụ trưởng, giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - cùng các thành viên trong ban tư vấn tuyển sinh của báo Tuổi Trẻ đã trao đổi với thầy cô trong việc tư vấn hướng nghiệp, chọn ngành, nghề cho học sinh.

“Thi cử sẽ bám sát chương trình phổ thông”

“Chọn đúng ngành nghề là chọn đúng chìa khóa để mở ra tương lai cho học sinh”, ông Đỗ Quốc Anh - vụ trưởng, giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.

Mở đầu buổi tập huấn, TS Trần Văn Nghĩa thông tin đến giáo viên về kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Ông Nghĩa nói: “Sau Hội nghị T.Ư 8 khóa 11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Bộ GD-ĐT đã khẩn trương trong việc đổi mới thi cử. Năm nay do tính chất cấp thiết của vấn đề, bộ sớm triển khai việc đổi mới thi. Hiện Bộ GD-ĐT đã đưa ra dự thảo thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2014 đến năm 2016. Việc thi cử sẽ bám sát chương trình phổ thông để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh…”.

W6caEPxt.jpg
Cô Nguyễn Thị Kim Chung - Trường THPT Hàm Tân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận - đặt câu hỏi cho ban tư vấn - Ảnh: Quang Định
GQU7VqGB.jpg
300 thầy cô đến tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2014 dành cho giáo viên - Ảnh: Quang Định

Theo ông Nghĩa, đến thời điểm này tất cả những thông tin về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 vẫn chỉ là dự thảo. “Học sinh đang học lớp 10, 11, 12 thì trong ba năm tới việc thi ĐH với các em không có gì thay đổi cả, có chăng là các em có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Một vài năm tới, bộ vẫn duy trì hai cách thức thi song song là ba chung và một số trường tuyển sinh riêng. Do đó, tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn tổ chức theo hướng ba chung. Khối thi, đợt thi, đăng ký thi, cách thức ôn tập cũng chưa có gì thay đổi. Song song đó, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét cho một số trường tuyển sinh riêng” - ông Nghĩa nói.

“Về việc tuyển sinh ĐH công an, quân sự sẽ được thi theo ba chung của Bộ GD-ĐT hay các trường tự ra đề trong năm 2014?”, thầy Nguyễn Thành Danh, phụ trách tư vấn hướng nghiệp Trường THPT Bình Đông, Gò Công, Tiền Giang đặt câu hỏi. Đại diện Bộ GD-ĐT, TS Trần Văn Nghĩa trả lời: “Các trường thi riêng, chung sẽ thông tin đến thí sinh trước khi các em làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH năm 2014. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng các trường công an, quân đội nhiều khả năng vẫn thi chung như những năm trước”.

Cần nhiều nhân lực chất lượng cao

Ngoài ra, TS Nguyễn Đức Nghĩa đã tóm tắt hệ thống đào tạo sau THPT để giáo viên có thể tư vấn cho học sinh những hướng lựa chọn để vào đời. “Mỗi năm có khoảng 600.000 chỉ tiêu ĐH, CĐ. Trong khi đó có khoảng 2 triệu lượt thí sinh đi thi, trong đó số thí sinh thi là 1,2 triệu. Do đó, số thí sinh thi rớt nhiều hơn thi đậu. Các thầy cô nên thông tin đến các em điều này. Hiện nay trong hệ thống giáo dục ngoài các trường ĐH còn có các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề… để các em có thể lựa chọn theo học” - thầy Nghĩa nhắn nhủ.

FS5NbJ7W.jpg
Vụ trưởng, giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM Đỗ Quốc Anh phát biểu khai mạc chương trình - Ảnh: Quang Định
CEETlSEI.jpg
Cô Bùi Thị Ngọc Thủy - Trường THPT Châu Thành - đặt câu hỏi cho ban tư vấn - Ảnh: Quang Định

Về chỉ tiêu, nhân lực của ngành kinh tế trong những năm tới, TS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - nói: “Suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực ngành tài chính, ngân hàng. Sinh viên ra trường rơi vào giai đoạn này sẽ khó khăn hơn trong tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, các thầy cô cần chú ý là các giai đoạn kinh tế suy thoái, phát triển là việc hết sức bình thường như con người có lúc khỏe lúc yếu vậy”.

Thầy Hoàng nói thêm: “Với những thí sinh dự thi ĐH trong năm nay và những năm sau, đến năm 2018 các em sẽ tốt nghiệp. Hi vọng đến khi ấy nền kinh tế sẽ hồi phục. Đặc biệt trong những năm tới, trong hội nhập khu vực và thế giới cần nhiều nhân lực ngành kinh tế chất lượng cao. Khi ấy các em không chỉ cạnh tranh trong nước, trong khu vực mà cả thế giới nữa”.

“Rất tội cho các em”

“Thực trạng chung của chúng ta là chạy việc. Những em tốt nghiệp ra trường nhưng không quen biết ai, ở nông thôn, không có tiền nên không xin được việc. Rất tội cho các em ” - giáo viên Trường THPT Hàm Tân, Bình Thuận đặt câu hỏi. “Tôi khẳng định các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài ở TP.HCM tuyển người công khai và phụ thuộc vào năng lực của thí sinh”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng trả lời.

Đơn vị đồng hành

vCJOaVR4.jpg

HÀ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên