Ông Maeda Astutane - giám đốc Trung tâm dạy nghề Tokyo Beauty Art – trung tâm dạy nghề 100% vốn nước ngoài tại TP.HCM chia sẻ khó khăn tuyển sinh tại Việt Nam - Ảnh: Vũ Thủy |
Tại hội nghị giao ban các trung tâm dạy nghề trên địa bàn TP.HCM do Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM tổ chức, Ông Atsutane cho biết trung tâm mới tuyển sinh đợt đầu tiên trong năm 2015.
Chỉ tiêu được sở phê duyệt là 130 học viên/năm nhưng trung tâm chỉ tuyển sinh được 12 em "mặc dù đã làm hết sức". Tuy nhiên trong số 12 em thì tiếp tục có 3 em gặp khó khăn vì bố mẹ không đồng ý cho đi học.
“Tôi rất sốc vì nghe các em học sinh nói rằng các em rất mong muốn được học ngành nghề được đào tạo tại trung tâm nhưng bố mẹ lại phản đối. Họ yêu cầu các em phải học vào đại học dù chưa biết học xong 4 năm các em sẽ làm được gì”, ông Atsune cho biết.
“Có thể là chưa đầy đủ nhưng tôi được biết tại Việt Nam quá nửa sinh viên ra trường không làm được chuyên ngành được đào tạo. Theo cảm nhận của tôi thì tại Việt Nam, việc dạy nghề cũng không có sự đánh giá cao của các bậc phụ huynh”, ông nói thêm .
Lý giải điều này ông đề cập đến việc đào tạo nghề tại Nhật Bản, các học sinh sẽ tiếp tục lấy chứng chỉ nghề quốc gia để đi làm việc. Phụ huynh Nhật Bản biết rằng chỉ cần học nghề thì con họ có thể ra làm công việc đúng chuyên ngành được đào tạo và sở thích của các em. Nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ nghề quốc gia.
Ông Lê Ngọc Đức - giám đốc Trung tâm dạy nghề nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM cũng cho biết mặc dù rất muốn đưa công nghệ cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản nhưng khi tổ chức khóa học tại các xã nông thôn thì rất ít người học và chỉ có người lớn tuổi, người già tham gia.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận