15/10/2011 08:35 GMT+7

Giảm cổ phần, VFF vẫn là số 1

KHƯƠNG XUÂN ghi
KHƯƠNG XUÂN ghi

TT - Ông Nguyễn Đức Kiên, chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội, đã đề nghị Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) giảm số cổ phần góp vốn tại Công ty cổ phần quản lý V-League (V-League JSC, tên gọi chính thức thay cho VPF mà các ông bầu đề xuất ban đầu) từ 35,6% còn trên 25%.

PnFGCCbG.jpgPhóng to

Ông Lê Tiến Anh tại hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF hôm 8-9 - Ảnh: Nguyễn Khánh

Và đây là những phân tích của ông Lê Tiến Anh, chủ tịch CLB Khatoco Khánh Hòa, về đề nghị giảm cổ phần của VFF - một trong những thành viên tham gia soạn thảo đề án thành lập V-League JSC:

Hội CĐV sẽ được chia sẻ quyền lợi

Sẽ có những giải pháp để hội CĐV VN tham gia bởi hội CĐV là khách hàng, chúng tôi là doanh nghiệp bán sản phẩm cho người hâm mộ. Người hâm mộ địa phương nào đông nhất tức họ có đóng góp tài chính nhiều nhất cho bóng đá VN. Do đó, V-League JSC cũng phải chia sẻ tài chính cho các khách hàng lớn nhất này.

“Những ý kiến của anh Kiên trước khi đưa ra bàn bạc với VFF đều có trao đổi trước với chúng tôi để thống nhất. Về tính khoa học của con số 35,6% cổ phần của VFF, nếu theo phương án cũ chỉ có 14 đội V-League tham gia thành lập công ty, VFF sẽ chiếm 35,6% cổ phần (mỗi CLB chỉ có 4,6% cổ phần). Có vấn đề gì VFF đưa ra, nếu 10/14 CLB đồng tình thì cũng không thể phủ quyết được VFF bởi mới chỉ có 46%.

Muốn phủ quyết được phải có ít nhất 12/14 CLB phản đối mới đạt tỉ lệ trên 50%. Nhưng VFF với 35,6% thì chỉ cần có ba CLB ủng hộ đã đủ quyền phủ quyết các quyết định họ không đồng tình. Với các CLB, nếu một quyết định mà có đến 12/14 đội phản ứng thì chắc chắn đó không phải là lợi ích nhóm nữa mà là lợi ích chung.

Khi chúng tôi làm đề án thành lập công ty chỉ nhằm đến 14 CLB V-League, nhưng nay có thêm 10 CLB hạng nhất tham gia. Với sự góp vốn của 10 CLB hạng nhất nữa (tổng cộng 24 CLB), số cổ phần là 64,4%, mỗi CLB chỉ còn 2,6% cổ phần. Muốn phủ quyết giờ không chỉ có 10 CLB đồng tình mà phải 20/24 CLB phủ quyết. Một sân chơi mà 20/24 CLB mới có quyền phủ quyết, chứng tỏ vị trí số 1 của VFF không có gì thay đổi. Vì vậy, chúng tôi đề nghị VFF giảm số cổ phần góp vốn vào V-League JSC còn trên 25%. Do đó, việc giảm cổ phần của VFF cũng để đảm bảo sự công bằng và xóa sổ quyền lợi nhóm.

Tuy giảm nhưng quyền lực của VFF vẫn rất lớn, bởi Công ty V-League JSC nếu không có sự hỗ trợ của VFF sẽ không làm được do mối quan hệ của VFF với LĐBĐ thế giới (FIFA), LĐBĐ châu Á (AFC). Mặt khác, VFF vẫn kiểm soát hết sân chơi này do trưởng ban kiểm soát công ty chắc chắn sẽ là người của VFF.

Các CLB tham gia công ty không phải để kiếm lời vài phần trăm mà vì trách nhiệm với bóng đá VN. Nói vậy bởi lợi nhuận của V-League JSC sau đó sẽ đủ để làm bóng đá trẻ và các đội tuyển khác. Tôi đã tính lợi nhuận sau thuế, trước khi chia cổ tức phải để 10-20% đầu tư cho bóng đá trẻ VN. CLB tham gia không phải để kiếm lãi mà vì trách nhiệm của mỗi CLB, vì bóng đá sạch. VFF đừng lo đến lợi nhuận bởi nếu vì lợi nhuận mỗi năm 50-60 tỉ đồng, chúng tôi đầu tư một nhà máy để kiếm tiền sẽ đỡ đau đầu hơn nhiều”.

Truyền thông sẽ có mặt trong HĐQT V-League JSC

Theo phương án mới, trong HĐQT của V-League JSC, VFF sẽ có ba thành viên, bốn thành viên là đại diện các CLB dự V-League, một thành viên đến từ Giải hạng nhất và một đại diện bên ngoài (dự định sẽ mời một đại diện của truyền thông). Nếu có sự tham dự của báo chí, mọi việc sẽ được công khai để lấy ý kiến dư luận xã hội và có sự kiểm soát lẫn nhau.

KHƯƠNG XUÂN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên