Chủ tịch Takehiko Nakao - Ảnh: Thanh Tuấn |
Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho rằng thành tích kỷ lục này phản ánh nhu cầu mạnh mẽ và đang gia tăng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng và các nhu cầu phát triển khác là vô cùng lớn. Ngoài ra, tình trạng nghèo đói vẫn còn phổ biến bất chấp hiệu quả tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực.
“Nếu các khoản vay và tài trợ không được giải ngân, chúng sẽ không có tác động tới sự phát triển”, đại diện ADB đánh giá.
Ước tính, trong năm 2015 ADB phê duyệt các khoản cho vay, viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật và đồng tài trợ cho nhu cầu phát triển của châu Á lên 27,15 tỷ USD, tăng khoảng 19% từ mức 22,89 tỷ USD năm 2014. Đây là mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong đó, các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho khu vực nhà nước (Chính phủ) và ngoài nhà nước (chủ yếu là khu vực tư nhân) của ADB đạt 16,6 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2014, riêng cho vay và viện trợ không hoàn lại cho các chính phủ tăng 21%, lên tới 13,95 tỷ USD trong năm 2015, khu vực ngoài nhà nước từ 1,92 tỷ USD năm 2014 lên tới 2,63 tỷ USD trong năm 2015.
Ngoài sự gia tăng về số lượng, ADB cũng tăng số phân bổ cho các quốc gia nghèo nhất lên tới 40% tổng số phê duyệt cho khu vực ngoài nhà nước.
Để giúp đáp ứng nhu cầu hoạt động gia tăng của ngân hàng, Ban thống đốc ADB năm ngoái nhất trí thông qua việc hợp nhất bảng cân đối nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Phát triển Châu Á của ADB và nguồn vốn vay thông thường theo thị trường.
Với cải cách này, năng lực tài chính của ADB (tổng số phê duyệt các khoản vay và viện trợ không hoàn lại) sẽ tăng vọt lên tới 20 tỷ USD vào năm 2020.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận