02/09/2017 14:27 GMT+7

Giấc mơ mái nhà cho nhà hát giao hưởng, sao mãi còn xa...

QUỲNH NGUYỄN
QUỲNH NGUYỄN

TTO - Ngày 1-9, Ban văn hóa - xã hội HĐND TP.HCM có buổi làm việc với Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM (HBSO). Nhưng sớm lắm cũng phải vài năm nữa HBSO mới hi vọng có trụ sở để 'về một mái nhà'!

Giấc mơ mái nhà cho nhà hát giao hưởng, sao mãi còn xa... - Ảnh 1.

Các nghệ sĩ chen chân trên sân khấu vở nhạc kịch Con dơi. Sân khấu không còn chỗ nhiều cho cảnh trí hoành tráng cũng như không có chỗ cho dàn nhạc giao hưởng. Toàn bộ dàn nhạc phải ngồi phía dưới sân khấu, liền kề khán giả của những hàng ghế đầu tiên - Ảnh: GIA TIẾN

Hà Nội có nhà hát nổi 2.000 chỗ ngồi Hà Nội có nhà hát nổi 2.000 chỗ ngồi 'Khóc với nhà hát trăm tỉ': Không có tệ nạn, lỗi kỹ thuật là chính! Nhà hát trăm tỉ, nghệ sĩ khóc: Coi như thua! Nhà hát trăm tỉ, nghệ sĩ khóc: Coi như thua!
     

Vấn đề này càng trở nên nóng hơn bao giờ hết khi Liên hoan nghệ thuật Giai điệu mùa thu lần thứ 11-2017 (Tuổi Trẻ ngày 29-8) vừa khép lại cách đây ít hôm.

Bởi sau mỗi mùa Giai điệu mùa thu luôn là sự chờ đợi đến mỏi mòn cho một không gian đúng chuẩn, đủ lớn để nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo và mang đến nhiều giá trị, cảm xúc hơn.

Dự án 18 năm bất động

NSƯT Trần Vương Thạch - giám đốc HBSO - chia sẻ: "Vở Con dơi đã là một đánh dấu khi chúng tôi có không gian tập chung cho gần 200 nghệ sĩ nhờ sửa được rạp Thanh Vân. 

Thế nhưng đến giờ cảnh mỗi đoàn mỗi nơi tập vẫn diễn ra. Hiện chúng tôi đang chạy đôn chạy đáo tìm điểm tập cho đoàn vũ kịch với khoảng 30 nghệ sĩ. 

Trước đây, đoàn vũ kịch tập ở Trường Múa TP.HCM nhưng bên đó cũng có lịch dày đặc của sinh viên nên chúng tôi không thuê được. 

Hiện chúng tôi đang tìm địa điểm tập cho đoàn múa, nếu không tìm được có lẽ chúng tôi sẽ mang đoàn về tập tại rạp Thanh Vân luôn. 

Chỉ có điều cả ba đoàn đều tập ở đây thì hơi vất vả để thu xếp".

Ông Thạch cũng cho hay muốn diễn trọn vẹn, diễn "sống" một vở nhạc kịch, vũ kịch với đầy đủ từ dàn nhạc, hát, cảnh trí... đòi hỏi không gian biểu diễn phải lớn hơn gấp đôi Nhà hát TP.HCM hiện tại. 

Đó là lý do vì sao các vở diễn của HBSO phải thu gọn phân nửa so với khả năng, nhân lực của nhà hát hoặc so với bản gốc của thế giới.

Một thực tế đáng lo khác là cho đến thời điểm hiện tại, mỗi buổi diễn tại Nhà hát TP.HCM là mỗi bận HBSO phải chở nhạc cụ từ rạp Thanh Vân sang Nhà hát TP.HCM, diễn xong lại khệ nệ chở về. Quá tốn kém và cũng quá rủi ro trong khâu vận chuyển những nhạc cụ đáng giá bạc tỉ của HBSO!

HBSO từng được TP đầu tư đến 40 tỉ đồng cho nhạc cụ, đưa hàng trăm nghệ sĩ sang nước ngoài đào tạo bài bản... 

Thế nhưng đến nay, tập thể đó vẫn chưa có một nhà hát dù đã nhận được lời hứa từ 18 năm trước, khi dự án xây dựng nhà hát đã được lên phương án và ký từ năm 1999 nhưng đến nay vẫn... bất động trên giấy.

Giấc mơ mái nhà cho nhà hát giao hưởng, sao mãi còn xa... - Ảnh 3.

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh chỉ huy Dàn nhạc giao hưởng HBSO biểu diễn vở nhạc kịch Con dơi - Ảnh: Gia Tiến

Xem trước chương trình đặc biệt của HBSO Xem trước chương trình đặc biệt của HBSO

TT - Khán giả sẽ được thưởng thức trước một chương trình hấp dẫn của Dàn nhạc giao hưởng TP.HCM vào 20g ngày 29-9 tại Nhà hát TP trong chương trình Giai điệu trẻ tháng 9.

Quy trình còn lâu, đường còn dài

Giấc mơ mái nhà cho nhà hát giao hưởng, sao mãi còn xa... - Ảnh 5.

Sau rất nhiều ý kiến tới lui về địa điểm xây nhà hát giao hưởng mới (lúc thì lấy trụ sở của Công ty Xổ số kiến thiết TP ở đường Lê Duẩn, lúc thì trong khu vực công viên 23-9), phương án nhà hát gần nhất vẫn là tại Thủ Thiêm (Q.2). 

Dẫu vậy, để có một nhà hát trong mơ chắc đường còn dài bởi quy trình xây nhà hát đang trong giai đoạn "làm lại từ đầu": đến cuối năm 2017 ban quản lý công trình của Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM mới duyệt nhiệm vụ thiết kế, sang năm mới mở cuộc thi tuyển thiết kế cho nhà hát, rồi mới tới công bố thiết kế trúng tuyển, đấu thầu, xây dựng...

Ông Nguyễn Hồng Hà, phó trưởng Ban văn hóa - xã hội HĐND TP.HCM, chủ trì buổi làm việc với HBSO vào sáng 1-9, cùng nhiều đại biểu của HĐND TP, đại diện các ban ngành đã lắng nghe những tâm tư tình cảm của các nghệ sĩ, ban lãnh đạo HBSO và cho biết sẽ trình bày vấn đề, góp ý trong cuộc họp HĐND sắp tới để thúc đẩy quá trình xây dựng cũng như phát triển nhà hát nhanh hơn.

Giấc mơ về một ngôi nhà đủ rộng, đủ đẹp, đủ tiện nghi, khang trang cho HBSO vậy là vẫn còn quá xa. Việc "tạm mượn" Nhà hát TP để làm đại bản doanh cho HBSO để vừa làm trụ sở, vừa tập luyện và biểu diễn xem ra cũng bất thành. 

Thôi thì trong lúc chờ đợi, văn phòng HBSO lại tiếp tục "cắm" tại tầng hầm Nhà hát TP (Q.1), trong khi nơi tập vẫn ở rạp Thanh Vân (Q.3). Đến khi diễn lại thuê sân khấu của Nhà hát TP, thắp đèn mộng ước thu hút khán giả đến với những đêm nghệ thuật đỉnh cao...

Nhanh như Thánh Gióng, Giai điệu mùa thu cần Nhanh như Thánh Gióng, Giai điệu mùa thu cần 'nhạc trưởng' lớn Hình ảnh và clip ấn tượng của Giai điệu mùa thu 2017 Hình ảnh và clip ấn tượng của Giai điệu mùa thu 2017 Nhạc kịch Con dơi mở màn Giai điệu mùa thu 2017 Nhạc kịch Con dơi mở màn Giai điệu mùa thu 2017
     

"Nghẹt thở" cùng Con dơi !

Điểm nhấn của Giai điệu mùa thu năm nay chính là lần đầu tiên HBSO công diễn vở operetta kinh điển 140 năm tuổi của âm nhạc thành Vienna - Con dơi (Die Fledermau - nhà soạn nhạc Johann Strauss).

Diễn được nhạc kịch Con dơi với dàn giao hưởng trong điều kiện đội ngũ 100% "của mình", không có nơi tập luyện như sân khấu "thật" là một kỳ tích với HBSO.

Ban giám đốc HBSO cho hay chỉ một tháng ngay trước khi Giai điệu mùa thu mở màn, rạp Thanh Vân mới được HBSO kêu gọi đầu tư sửa chữa xong đủ để cho 200 nghệ sĩ tập cùng lúc.

Trước đó, tất cả vở nhạc kịch, vũ kịch... trên 100 nghệ sĩ muốn diễn đều phải xé lẻ ra tập từng nơi, chỉ tập trung lại tổng duyệt khi mượn được Nhà hát TP.HCM.

Vậy nên trong tối công diễn Con dơi lần đầu (19-8), khán giả vui mừng vì sự tiến bộ của dàn giao hưởng lẫn kỹ năng thanh nhạc, diễn xuất của các nghệ sĩ bao nhiêu thì buồn cho việc thiếu một không gian biểu diễn hiện đại, đủ rộng lớn để các nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo bấy nhiêu.

Thông thường, dàn nhạc để biểu diễn vở Con dơi tại nhiều nước ít nhất phải có 70 nghệ sĩ thì buổi diễn của HBSO chỉ có 50 nghệ sĩ, trong đó nhiều nhạc cụ lớn dời sang hai cánh gà vì không gian Nhà hát TP quá nhỏ hẹp.

Khi dàn nhạc bị đưa xuống dưới sân khấu, những khán giả hàng đầu lại khó thưởng thức vì thiếu khoảng không để "thở" giữa khán giả và nghệ sĩ.

Mặt ngang sân khấu cho một vở operetta, ballet... ít nhất phải 18-20m, trong khi đó mặt thật sân khấu của Nhà hát TP.HCM chỉ 9m. Vì thế, Con dơi rơi vào cảnh hàng chục nghệ sĩ chen nhau trên sân khấu.

QUỲNH NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên