Phóng to |
Ông Y Thong Khăm Niê K’dăm - chủ tịch UBND xã Krông Ana - Ảnh: Vũ Đình Năm |
Ra trường, Y Thong xin về làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Ea Súp (Đắk Lắk) để chăm sóc sức khỏe bà con trong vùng. Làm việc tốt, sống có trách nhiệm nên không lâu sau anh được đề bạt làm lãnh đạo. Năm 2005, huyện Ea Súp tách làm hai (Ea Súp và Buôn Đôn), Y Thong được phân công về làm trưởng Phòng Dân tộc huyện Buôn Đôn, rồi phó chánh Văn phòng UBND huyện...
Kinh qua nhiều chức danh ở huyện nhưng cái bụng của Y Thong chỉ nghĩ về người dân buôn làng đã gắn bó với mình suốt tuổi thơ. Năm 2010, Y Thong được tăng cường về làm phó chủ tịch xã Krông Ana, rồi được người dân bầu làm chủ tịch UBND xã (tỉ lệ phiếu trúng cử gần tuyệt đối). Khi về xã nhà công tác, Y Thong rất vui vì có điều kiện thuận lợi để giúp dân làng mình, nhưng trước mắt anh là một núi việc cần phải giải quyết.
Xác định để lái được “con thuyền” Krông Ana vượt sóng thì chỉ còn cách duy nhất đó là phải đoàn kết dân lại để giải quyết dần những xung đột về tranh chấp đất đai, mâu thuẫn các dòng tộc; rồi tranh thủ nguồn vốn của trung ương, địa phương đầu tư vào địa bàn. Một lần, do bức xúc của người dân xã lên đỉnh điểm, “kêu” huyện mãi mà không được nên một mình Y Thong phóng xe máy lên tận TP Buôn Ma Thuột chờ gặp bằng được ông chủ tịch tỉnh để “phát biểu”, nhờ vậy mà chủ tịch tỉnh giải quyết bức xúc khiến người dân ổn định tâm lý, yên tâm làm ăn.
Ít ai biết tay “già làng” này nói sõi được bảy thứ tiếng. Hãy nghe Y Thong nói: “Bố mình là người Lào, mẹ là người Ê Đê nên đương nhiên mình nói sõi hai thứ tiếng này. Đi học nên mình biết tiếng Kinh. Từ lớp 6 đến lớp 10 học tiếng Pháp. Mình còn nói rất giỏi tiếng Campuchia, Jrai và M’nông. Ngoài ra mình cũng nói được cả tiếng Hoa nữa đấy. Cũng nhờ biết và nói sõi bảy thứ tiếng mà mình hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm và tâm sự của người dân”.
Phần thưởng lớn nhất của Y Thong là sự hài lòng của người dân và sự ghi nhận của cấp trên nên những giấy khen, bằng khen trong căn nhà nhỏ của Y Thong đã gần hết chỗ treo, còn để đầy trên nóc tủ. Chị H’lim Hwing (buôn Ea Rông B) cho biết: “Nhà mình có năm khẩu, nghèo quá, nhờ Y Thong giúp gia đình nhận 1ha đất sản xuất. Từ đó nhà mình không còn lo thiếu gạo nữa, có nhiều quần áo đẹp cho 3 đứa con đi học...”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận