19/09/2021 12:00 GMT+7

Đường xanh viễn xứ - tự truyện về ác mộng cần sa nơi xứ người

VŨ TOÀN
VŨ TOÀN

TTO - Nghề trồng "cỏ" (cần sa) của người Việt ở Úc khá phổ biến, nhưng tất cả đều được giấu kín. Mới đây, một thế giới ma mị của "cỏ" lần đầu tiên được lột tả trong cuốn tự truyện Đường xanh viễn xứ của Tô Giang.

Đường xanh viễn xứ - tự truyện về ác mộng cần sa nơi xứ người - Ảnh 1.

Điều bất ngờ, tác giả cuốn sách nguyên là một nhà báo trẻ.

Cuốn tự truyện 250 trang (Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn) có sức lôi cuốn liền mạch. Người đọc cảm nhận sự chân thật từ những diễn biến ly kỳ đến tâm lý nhân vật phức tạp trong từng phi vụ trồng cần sa của "dân chăn mèo" (người dùng mưu mẹo che mắt cảnh sát).

Năm 2013, Giang đến vùng Melbourne, tiểu bang Victoria của nước Úc. Sau 5 tháng đi bán cá trong các trung tâm thương mại, làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa cho người Việt, Giang lần mối đường dây của "dân chăn mèo" và được "trùm" giao trồng cần sa trong một ngôi nhà nhỏ. 

"Gặt" vụ đầu thành công, thu lãi 25 - 30 AUD (đôla Úc) sau sáu tuần, Giang hứng khởi chăm chút công việc để "gặt" tiếp. Việc kiếm tiền nơi xứ người có vẻ suôn sẻ. Anh gặp may trong một số vụ tiếp theo nên có tiền gửi về quê trả nợ chuyến đi. 

May nữa, Giang được "trùm" giao sản xuất tại một trang trại cần sa trong căn nhà khép kín với hệ thống 100 bóng đèn cỡ 600W (tương đương 720.000W/ngày). "Gặt" tiếp thành công, Giang trở thành "trùm cần" chính hạng.

Nhưng đây là lúc "ma quỷ" hiện hình trong thế giới ma mị cần sa. Sau 25 vụ thành công với nhiều biến cố ăn chia, lừa đảo, kết hôn giả..., Giang bất ngờ bị băng cướp dí súng vào mang tai, gom hết những cây cần sa vừa được "bắn bông". 

Mất số tiền lớn, Giang cần trợ giúp nên sa đà vào những đêm "phê" cần sa kể cả "phiêu" coc (cocain) và gái đẹp. 

Quyết "nhất xanh cỏ, nhì đỏ ngực", Giang làm tiếp trang trại cần sa cỡ hàng trăm ngàn AUD với hy vọng "gặt" xong sẽ "ôm" tiền về thành phố Vinh mở một doanh nghiệp truyền thông như mơ ước năm 35 tuổi (2013), lúc giã từ vị trí biên tập viên Đài truyền hình Nghệ An.

Nhưng ảo mộng làm giàu của nhà báo trẻ lỡ bước, trở thành ác mộng khi trang trại cần sa của anh bị toán trộm vét sạch. Sau vụ "đứng tim" đó, khi đang tính kế khôi phục nghề cần sa phi pháp này thì Giang bị cảnh sát Úc bắt. Anh phải chịu án 30 tháng tù.

Đầu năm 2020, vừa mãn hạn tù, Tô Giang bị nước sở tại trục xuất về Việt Nam. 7 tháng sau đó, anh hoàn thành cuốn Đường xa viễn xứ. Vì sao tác giả dũng cảm kể ra những sai lầm, tủi nhục và tội lỗi của chính mình? 

Tô Giang nói với Tuổi Trẻ: "Tôi thấy mọi biến động của đời tôi lạ quá. Lạ ở chỗ khi mình trong cuộc thì không tài nào thoát ra nổi. Người ngoài cuộc hiện đang muốn đi theo con đường này càng không hay biết. Chuyện của tôi không dễ kể lể bằng lời để thanh minh với mọi người, ngoài cuốn sách".

Trong 30 tháng tù, giữa những nỗi đau xót của bạn tù, anh thấy "mình phải có niềm kiêu hãnh của người đàn ông, người có học, biết chiến thắng thất bại để trở nên người tốt". 

Đấy chính là khi anh dám chấp nhận đối diện với sự thật chứ không giấu giếm để viết cuốn tự truyện "độc" này. 

"Phải lôi sự thật thất bại của mình ra ánh sáng thì mới sửa sai, trở thành người sống tốt được" - Tô Giang chia sẻ.

Cuốn sách giúp tôi nói được nhiều điều. "Dân chăn mèo" đọc sẽ có thêm bài học về cái nghề sống trong bóng tối. Ai đang ảo mộng sẽ hiểu được thế giới ma quỷ của đồng tiền tội lỗi để mà tránh. Nhưng trước hết, cuốn sách chính là "người" kéo tôi đứng dậy để sống tiếp.

Tác giả Tô Giang

Giấc mơ nào cho Afghanistan? Giấc mơ nào cho Afghanistan?

TTO - Sự minh định của địa lý cùng một danh tác khác trong dòng sách địa chính trị - Những tù nhân của địa lý - có thể cung cấp một viễn kiến khác lạ về trường hợp Afghanistan.

VŨ TOÀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên