Ảnh minh họa. Nguồn: parents.com
Có thể tới một thời điểm nào đó trong thời gian mang mang thai, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không chắc chắn rằng bạn có thể dùng những thuốc không cần kê đơn (OTC) hay không. Có một số loại thuốc an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Nhưng phần lớn các loại thuốc thì không an toàn hoặc các tác dụng lên thai nhi có thể chưa được biết tới.
Khi bạn đi khám và bác sĩ thông báo bạn có thai, hãy hỏi bác sĩ xem thuốc gì có thể sử dụng được và thuốc gì mà bạn cần phải tìm giải pháp thay thế cho nó. Bác sĩ sẽ cân nhắc những rủi ro và lợi ích để giúp bạn biết những gì là an toàn.
Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ về bất cứ loại thuốc hoặc chất bổ sung thay thế nào mà bạn dùng, ngay cả khi trên trên nhãn mác ghi là sản phẩm "tự nhiên". Và nếu bạn nhận được bất cứ đơn thuốc mới nào trong quá trình mang thai, hãy chắc chắn rằng người kê đơn thuốc biết bạn có thai.
Các loại vitamin trước sinh an toàn và quan trọng được sử dụng khi bạn mang thai. Hãy hỏi bác sĩ về mức độ an toàn khi sử dụng các loại vitamin khác, thảo dược và các chất bổ sung. Phần lớn các chế phẩm thảo dược và các chất bổ sung không được chứng minh là an toàn trong thời kỳ mang thai.
Nói chung, bạn không nên sử dụng bất cứ loại thuốc không cần kê đơn nào trong khi mang thai trừ khi nó cần thiết.
Các thuốc an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai*
Dị ứng
- Benadryl (diphenhydramine);
- Claritin.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Cảm lạnh và cúm
- Tylenol (acetaminophen);
- Nhỏ hoặc xịt mũi bằng dung dịch muối;
- Súc miệng bằng nước lọc hoặc nước muối ấm.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khác, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Táo bón
- Colace;
- Metamucil.
Thuốc mỡ sơ cứu (first aid ointment)
- Bacitracin;
- Kem sơ cứu J&J;
- Neosporin;
- Polysporin.
Phát ban
- Kem Benadryl;
- Thuốc nước hoặc kem Caladryl;
- Kem hoặc thuốc mỡ Hydrocortisone;
- Tắm bột yến mạch (Aveeno).
Chú ý: Không có thuốc nào có thể được coi là 100% an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai
Phương pháp điều trị thay thế nào được coi là an toàn trong khi mang thai?
Một vài phương pháp điều trị thay thế đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho phụ nữ có thai để làm giảm một số tác dụng phụ khó chịu của thai kỳ. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ phương pháp nào. Và hãy nhớ, "tự nhiên" không phải lúc nào cũng an toàn khi bạn mang thai.
Buồn nôn vào đầu thai kỳ: Châm cứu, bấm huyệt, rễ gừng (viên nang 250 mg, 4 lần/ngày), vitamin B6 (pyridoxine, 25 mg, 2 hoặc 3 lần/ngày) sẽ có tác dụng tốt. Nhấm nháp xi-rô đặc trong hộp đào, lê, trái cây hỗn hợp, dứa, hoặc từ lát cam cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng.
Đau lưng: Điều chỉnh và giữ tư thế ở vị trí dễ chịu nhất.
Xoay bào thai ngôi ngược: Tập thể dục và thôi miên có thể có tác dụng.
Giảm đau trong khi chuyển dạ: Gây tê ngoài màng cứng là biện pháp hiệu quả nhất, nhưng ngâm trong bồn nước ấm cũng có thể làm giảm đau. Thư giãn, kỹ thuật thở, hỗ trợ tinh thần và tự thôi miên cũng được sử dụng rộng rãi trong khi đau do chuyển dạ. Châm cứu cũng có tác dụng ở một vài phụ nữ.
Phương pháp điều trị thay thế nào cần tránh trong khi mang thai?
Các chất sau đây trong công thức cô đặc có thể gây hại cho bào thai. Một số được cho là gây ra dị tật bẩm sinh và gây chuyển dạ sớm.
Tránh các chất bổ sung/thảo dược đường uống: Cây trắc bá (arbor vitae), huệ tây (beth root), rễ rắn đen (black cohosh), blue cohosh, cascara, chaste tree berry, bạch chỉ Trung Quốc (dong quai), cây canh ky na (cinchona), vỏ rễ bông (cotton root bark), cúc (feverfew), nhân sâm (ginseng), hoàng liên (golden seal), cây bách xù (juniper), kava kava, cam thảo (licorice), nghệ (meadow saffron), pennyroyal, poke root, rue, cây xô thơm (sage), St. John’s wort, senna, slippery root, tansy, white peony, wormwood, yarrow, yellow dock, và vitamin A (liều lượng lớn có thể gây ra dị tật bẩm sinh)
Tránh các loại tinh dầu hương liệu: Mây (calamus), ngải cứu (mugwort), pennyroyal, cây xô thơm (sage), lộc đề (wintergreen), húng quế (basil), chùm kinh giới (hyssop), nhựa cây mật nhi lạp (myrrh), kinh giới (marjoram), và húng tây (thyme)
Khi nghi ngờ về bất cứ loại thuốc, chất bổ sung, hoặc phương pháp điều trị nào thì hãy hỏi bác sĩ trước khi uống hoặc sử dụng./.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận