23/01/2013 07:30 GMT+7

Đừng ôm mộng độc quyền

HUY THỌ
HUY THỌ

TT - Cái gì tăng giá khủng khiếp nhất? Có người bảo: vàng. Người bảo là đất đai, nhà cửa... Xin thưa, sai hết. 10 năm qua, vàng chỉ tăng khoảng gấp 5 lần, đất đai vào đợt sốt nhất cũng chưa tăng tới chục lần. Cái tăng giá kinh khủng nhất chính là bản quyền truyền hình bóng đá Anh (PL) khi tăng đến 27 lần trong 11 năm!

TT - Cái gì tăng giá khủng khiếp nhất? Có người bảo: vàng. Người bảo là đất đai, nhà cửa... Xin thưa, sai hết. 10 năm qua, vàng chỉ tăng khoảng gấp 5 lần, đất đai vào đợt sốt nhất cũng chưa tăng tới chục lần. Cái tăng giá kinh khủng nhất chính là bản quyền truyền hình bóng đá Anh (PL) khi tăng đến 27 lần trong 11 năm!

Cụ thể, mùa đầu tiên truyền hình VN phải bỏ tiền ra mua bản quyền là 2002-2003 với giá 450.000 USD. Từ mùa 2013-2014, chúng ta phải trả 12,5 triệu USD cho 10 tháng xem bóng đá mỗi năm. Điểm lại lịch sử mua bản quyền truyền hình PL của truyền hình VN (không tính giai đoạn 1995-2002 do Dunhill đưa PL đến VN theo cách đổi quảng cáo) có thể thấy những đợt tăng giá đột biến đều có lý do của nó.

Như giai đoạn 2007-2010, chúng ta phải tốn đến 4 triệu USD cho ba mùa, cao hơn gấp đôi so với trước đó (2004-2007 là 1,8 triệu USD). Thời điểm đó, làng truyền hình VN xuất hiện VTC và đơn vị này chọn PL làm phương tiện cạnh tranh, tạo nên sự khác biệt dẫn đến việc giá bản quyền bị đẩy lên cao. Tiếp đến, sự xuất hiện của K+ đã góp phần đẩy giá bản quyền đang từ 4 triệu USD/ba mùa lên đến tổng chi phí 19 triệu USD/ba mùa (2010-2013). Trong đó, chỉ riêng gói độc quyền ngày chủ nhật của K+ đã chiếm đến phân nửa.

Lần này, Tập đoàn IMG (Mỹ), đơn vị nắm bản quyền truyền hình PL ở VN từ 2013-2016, cũng chơi chiêu như công ty MP & Silva trước đây (đơn vị nắm bản quyền giai đoạn 2010-2013), đó là chia thành ba gói gồm: 1 - Độc quyền vào ngày chủ nhật (những trận đấu hay nhất thường diễn ra vào ngày này) với giá 18 triệu USD. 2 - Độc quyền những trận đấu diễn ra lúc 19g45 ngày thứ bảy và ngày giữa tuần, có giá 15 triệu USD. 3 - Gói phổ thông trị giá 4,5 triệu USD dành cho tất cả các đài, với những trận ngoài hai gói 1 và 2.

Liệu các đài truyền hình trả tiền ở VN có tiếp tục chạy đua, bằng mọi giá để có bản quyền nhằm tạo ưu thế cạnh tranh? Trao đổi hậu trường với những nhà đài đã có tên tuổi, hầu hết đều tỏ ra chịu không xiết với cái giá IMG đưa ra. Và mọi người cho biết chỉ có những đơn vị kinh doanh truyền hình mới ra hoặc sắp ra, chưa hề nếm mùi đau thương của bản quyền PL mới “máu”. Và họ đang kháo nhau có một đơn vị cực mạnh, đang ráo riết xin giấy phép truyền hình trả tiền, đã tiếp xúc với IMG và tỏ ra có khả năng sẽ mua hai gói nặng ký nhất với tổng giá trị 33 triệu USD!

Nếu những thông tin hậu trường là chính xác, IMG sẽ lại thắng lớn như “người tiền nhiệm” MP & Silva. Nhưng liệu nhà đài “sắp ra ràng” của VN thì sao? Người ta dự báo sẽ không thể gỡ vốn nổi, như K+ dù độc quyền gói ngày chủ nhật, nhưng đã sắp hết mùa thứ ba mà số lượng thuê bao cũng chỉ đạt khoảng 250.000. Quá thấp!

Bóng đá Anh dù hay đến mấy suy cho cùng cũng chỉ là một món giải trí. Người hâm mộ ở VN rất tinh tế khi nhận thấy mọi chuyện rồi cũng bổ đầu họ qua giá thuê bao. Vì vậy, nhà đài nào ở VN ôm mộng cạnh tranh bằng sự độc quyền bóng đá Anh, hãy cẩn trọng!

HUY THỌ

Không phung phí vô lối

Đây là ý kiến của bạn đọc truonglehang@... về giá bản quyền truyền hình Giải ngoại hạng Anh 2013-2016 sau bài “37,5 triệu USD - choáng!” trên Tuổi Trẻ ngày 22-1 khi cho rằng: “Giải trí thôi mà, không có thứ này thì có thứ khác. Hãy nghĩ đến những người kiếm từng đồng chỉ vì một mong muốn: bữa cơm của trẻ em vùng cao có được mẩu thịt”. Nhiều bạn đọc khác cũng đồng tình với ý kiến này.

Bạn đọc binhyenchimhot@... viết:” Cứ cho là mua được, lần sau họ lại thổi giá lên, thế thì có ích gì. Nếu “theo lao”, các nhà đài lại “ép” giá người dùng! 37,5 triệu USD, số tiền đủ xây dựng cả một nền bóng đá”. Còn theo bạn đọc nguyenphucman@...: “Với điều kiện kinh tế VN đang khó khăn như vầy, theo tôi, có cần thiết phải bỏ ra gần 1.000 tỉ đồng để xem một giải bóng đá hay không? Các nhà đài VN nên xem xét, thà bỏ 1-2 giải vì lợi ích chung, chứ đừng vì chạy đua mà để nước ngoài lợi dụng”.

Bạn đọc trinhthanhminh@... đưa ra thông điệp mạnh mẽ hơn: ”Không có bóng đá cũng không sao cả dù tôi là người hâm mộ bóng đá và chơi bóng đá hằng tuần. Nếu không có Giải ngoại hạng Anh, có thể xem giải Ý, Đức cũng không hề kém. Số tiền đó để xây công trình thể thao cho nhân dân sẽ thiết thực hơn”.

H.V. tổng hợp

HUY THỌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên