Phóng to |
Ông Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định): “Thực tế nhiều nơi có tình trạng đang chữa cháy thì hết nước. Đề nghị quy định ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ, nơi tập trung đông người như ở khu chế xuất, khu công nghiệp phải có những họng nước. Trong ảnh: hiện trường vụ cháy tại nhà máy Diana, Bắc Ninh chiều 25-10 - Ảnh minh họa: Xuân Long |
Trước đó, Quốc hội đã nghe báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nhận xét: Trong dự thảo luật, phần quy định trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của hộ gia đình và cá nhân dài cả trang giấy. Tôi nghĩ chính người ngồi soạn ra quy định này còn không nhớ hết, vậy thì làm sao công dân có thể nhớ mà thực hiện. Đề nghị luật phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Trong khi đó, Quy định dành cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy chỉ có 3 dòng. Cái này phải xem lại. Thực tế nhiều trường hợp nhận được tin báo cháy rồi mà xe chữa cháy của cảnh sát còn thiếu nước, phương tiện chữa cháy không sẵn sàng.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đồng tình: “Thực tế nhiều nơi có tình trạng đang chữa cháy thì hết nước. Đề nghị quy định ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ, nơi tập trung đông người như ở khu chế xuất, khu công nghiệp phải có những họng nước đảm bảo cung cấp nước khi chữa cháy; quy định rõ cách khoảng cách bao xa thì có một vòi nước sẵn sàng cho xe cứu hỏa".
Có ý kiến đề nghị những vụ cháy lớn phải có quân đội tham gia, cần có quy chế phối hợp giữa công an và quân đội. Ngoài ra, Chính phủ phải có quy định thống nhất một số điện thoại cho tất cả các trường hợp khẩn cấp như cứu hỏa, cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn… Đây phải là số rất đơn giản, dễ nhớ. Bộ phận trực điện thoại này sẽ liên lạc với cơ quan chức năng để xử lý tin báo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận